Tuyên truyền, phổ biến pháp luật tỉnh Lai Châu

http://pbgdpl.laichau.gov.vn


Quy định của pháp luật khi cha mẹ xâm phạm bí mật đời tư của con cái

Tôi có con gái năm nay 15 tuổi. Dạo này tôi thấy cháu lơ là học tập. Tôi đã nhiều lần kiểm tra tin nhắn, điện thoại của cháu nhưng chưa phát hiện được điều gì. Một lần, trong lúc tôi đang kiểm tra điện thoại của cháu thì cháu bất ngờ xuất hiện và nói với rằng tôi đã xâm phạm vào đời tư của cháu. Xin cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật, tôi làm như vậy là đúng hay sai và nếu sai thì tôi có bị xử phạt gì không?

Trả lời:

Vấn đề bạn hỏi, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại điều 21 Hiến pháp năm 2013 thì: “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ: Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

Do đó, tất cả mọi người đều có quyền được bảo vệ bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Vì vậy, cha mẹ cũng không được quyền lục soát điện thoại, đọc tin nhắn của con khi chưa được con cho phép.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc bạn kiểm tra điện thoại, tin nhắn của cháu là vi phạm pháp luật về quyền riêng tư, bí mật của con. Để không bị coi là xâm phạm đời tư của con, bạn nên gần gũi, quan tâm chia sẻ con nhiều hơn. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể tham vấn ý kiến của các chuyên gia tâm lý trong lĩnh vực này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down