Trên cơ sở các nhiệm vụ của Ngành được giao tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ; Chương trình công tác trọng tâm của Bộ Tư pháp, của UBND tỉnh năm 2024; các chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Giám đốc Sở đã chỉ đạo xây dựng và ban hành kế hoạch số 113/KH-STP ngày 23/01/2024 kế hoạch công tác trọng tâm năm 2024 của Sở Tư pháp, trong đó đề ra những nhiệm vụ cụ thể, chi tiết, xác định các chương trình công tác trọng tâm cần tập trung triển khai thực hiện, đồng thời phát động phong trào thi đua năm 2024 tới toàn thể công chức, viên chức, người lao động với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” nhằm phát huy sức mạnh, sức sáng tạo, phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao năm 2024 của ngành Tư pháp.
Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều quyết định, kế hoạch, báo cáo, công văn để chỉ đạo, hướng dẫn hoặc báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác tư pháp trên địa bàn toàn tỉnh trên các lĩnh vực: xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
* Kết quả trên các mặt công tác cụ thể như sau:
1. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)
a) Về xây dựng pháp luật, đề nghị xây dựng, thẩm định, góp ý VBQPPL
- Công tác xây dựng pháp luật:
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện VBQPPL trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu thực hiện các văn bản do UBND tỉnh giao trong công tác xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành và tham mưu UBND tỉnh trình thường trực HĐND tỉnh để chỉ đạo các cơ quan được giao soạn thảo tham mưu HĐND, UBND tỉnh xem xét, ban hành Nghị quyết, Quyết định được giao quy định chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương; quy định các chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
- Công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật:
Sở Tư pháp đã tiến hành thẩm định 100% các dự thảo văn bản trước khi trình UBND tỉnh ban hành hoặc để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua. Trong 09 tháng đầu năm 2024, Sở đã thực hiện thẩm định 60 dự thảo VBQPPL do các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh soạn thảo; thành lập Hội đồng thẩm định 04 dự thảo VBQPPL do Sở Tư pháp soạn thảo trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành.
- Công tác tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản QPPL:
Đã thực hiện tham gia ý kiến 69 lượt dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để giúp các cơ quan soạn thảo văn bản hoàn thiện các dự thảo văn bản theo hướng khoa học, lôgíc, tuân thủ quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước cấp trên và phù hợp với thực tiễn của tỉnh.
b) Về kiểm tra VBQPPL
- Công tác tự kiểm tra, xử lý VBQPPL do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: Trong 09 tháng đầu năm 2024, Sở đã thực hiện tự kiểm tra 30 văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành, qua tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành đều đảm bảo tính hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
- Công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành: Sở đã giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra theo 18 VBQPPL các loại do HĐND và UBND các huyện, thành phố ban hành và gửi đến. Qua kiểm tra, về cơ bản các VBQPPL do HĐND, UBND các huyện, thành phố ban hành đã đảm bảo đúng về thẩm quyền ban hành, nội dung phù hợp với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên và tình hình thực tiễn địa phương.
c) Về công tác rà soát, hệ thống hoá VBQPPL:
- Kết quả công tác rà soát văn bản thường xuyên: Tổng số VBQPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành còn hiệu lực thuộc đối tượng rà soát là: 602 văn bản, trong đó: Số văn bản còn hiệu lực: 593 văn bản; Số văn bản ban hành trong kỳ báo cáo: 39 văn bản; Số văn bản hết hiệu lực toàn bộ trong kỳ báo cáo: 33 văn bản; Số văn bản hết hiệu lực 01 phần trong kỳ báo cáo: 16 văn bản.
- Kết quả hoạt động rà soát văn bản theo chuyên đề, theo ngành, lĩnh vực: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan tham mưu UBND thực hiện rà soát VBQPPL do cấp trên ban hành; HĐND tỉnh và UBND tỉnh ban hành theo chuyên đề, theo ngành, lĩnh vực4… để qua đó phát hiện những nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ cho phù hợp.
- Công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực: Sở Tư pháp đã tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 40/QĐ- UBND ngày 11/01/2024 công bố các Danh mục VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần trong năm 2023, trong đó văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ: 47 văn bản; văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần: 21 văn bản; văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực năm 2023: 0 văn bản.
- Công tác hệ thống hoá VBQPPL: Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 171/QĐ-UBND ngày 27/02/2024 để công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu trong kỳ hệ thống hóa 2019 – 2023, trong đó tổng số văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành thuộc đối tượng hệ thống hóa kỳ 2019 - 2023: 789 văn bản (208 Nghị quyết; 571 Quyết định; 10 Chỉ thị) gồm tổng số văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành: 575 văn bản (175 Nghị quyết; 390 Quyết định; 10 Chỉ thị); tổng số văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ: 214 văn bản (33 Nghị quyết; 181 Quyết định); Tổng số văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần: 54 văn bản (06 Nghị quyết; 48 Quyết định); tổng số văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới: 156 văn bản.
Bên cạnh đó, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn số 1204/UBND-TH ngày 05/4/2024 triển khai thực hiện kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019 – 2023; Công văn số 650/UBND-TH ngày 28/02/2024 triển khai thực hiện Quyết định số 143/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác, sử dụng Bộ pháp điển"; Báo cáo số 85/BC-UBND ngày 05/3/2024 kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Lai Châu kỳ 2019 – 2023;…
2. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật
a) Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản như: Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày 02/01/2024 về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Kế hoạch số 694/KH-UBND ngày 01/3/2024 kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Đồng thời tham mưu Chủ tịch UBND ban hành Quyết định kiểm tra liên ngành lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính năm 2024. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp còn tham gia ý kiến đối với một số hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo chỉ đạo của UBND tỉnh và các cơ quan có có liên quan đề nghị5.
b) Công tác theo dõi chung về thi hành pháp luật
Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành: Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 18/01/2024 của UBND tỉnh theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Công văn số 919/UBND- TH ngày 15/3/2024 của V/v xác định theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Thực hiện các văn bản của UBND tỉnh về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024, Sở Tư pháp đã ban hành Quyết định số 57/QĐ-STP ngày 30/5/2024 V/v thành lập Hội đồng thẩm định phương án, mẫu phiếu, báo cáo kết quả điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật năm 2024; Quyết định số 61/QĐ-STP ngày 06/6/2024 Ban hành Phương án điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Quyết định số 62/QĐ-STP ngày 06/6/2024 Ban hành Phương án điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử; Quyết định số 66/QĐ-STP ngày 17/6/2024 ban hành Mẫu phiếu điều tra khảo sát tình hình thi hành pháp luật về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Quyết định số 67/QĐ-STP ngày 17/6/2024 ban hành mẫu phiếu điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử … Qua đó nắm bắt được những tồn tại, hạn chế và kiến nghị (nếu có) về tình hình thi hành pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); hòa giải ở cơ sở và xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
a) Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Trong 9 tháng đầu năm, Sở Tư pháp đã ban hành các kế hoạch, công văn chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện như: Kế hoạch Tổ chức Hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024; Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2024.
b) Công tác Hòa giải
Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu cho Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai hoạt động hòa giải ở cơ sở; thường xuyên phối hợp, hướng dẫn các huyện, thành phố quan tâm thực hiện công tác hòa giải.
Hiện nay toàn tỉnh có 957 tổ hòa giải với tổng số 5.174 hòa giải viên. Trong 9 tháng đầu năm 2024, các tổ hoà giải đã tiếp nhận và hoà giải thành 597/673 vụ việc, đạt tỷ lệ 89%.
c) Công tác tham mưu xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 124/KH- UBND ngày 10/01/2024 thực hiện công tác PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024. Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 310/KH-STP ngày 15/3/2024 Tổ chức Hội nghị Tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024.
4. Công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp
a) Công tác hành chính tư pháp
- Công tác quốc tịch, hộ tịch:Tham mưu UBND tỉnh các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác hộ tịch, đồng thời Sở Tư pháp đã ban hành các văn bản hướng dẫn UBND cấp huyện, Phòng Tư pháp các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quốc tịch, hộ tịch.
- Công tác Chứng thực: Tiếp tục hướng dẫn Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các quy định của pháp luật về chứng thực.
- Công tác lý lịch tư pháp: Sở Tư pháp đã tham mưu trình UBND tỉnh kế hoạch số 2390/KH-UBND ngày 24/6/2024 triển khai cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID; Công văn số 2765/UBND-TH ngày 17/7/2024 về việc tăng cường công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp để hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác lý lịch tư pháp. Sở đã tổ chức 01 hội nghị tập huấn kết nối phiếu lý lịch tư pháp qua VneID cho các cơ quan, đơn vị có liên quan theo đúng chỉ đạo của Bộ Tư pháp.
- Công tác Bồi thường nhà nước: Thực hiện theo quy định của Luật bồi thường nhà nước năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, chỉ đạo của Bộ Tư pháp tại Công văn số 627/BTP-BTNN và Công văn số 628/BTP- BTNN ngày 02/02/2024 của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Công văn số 626/UBND-TH ngày 27/2/2024 về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường Nhà nước năm 2024, Kế hoạch 693/KH-UBND ngày 01/03/2024 về thực hiện công tác Bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2024 để chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc công tác bồi thường Nhà nước.
b) Công tác quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
* Công tác quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp
- Công tác Luật sư, tư vấn pháp luật: Sở Tư pháp đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Báo cáo Công tác quản lý nhà nước về luật sư, giám định tư pháp theo yêu cầu của Ủy ban Tư pháp đảm bảo về thời gian và nội dung theo quy định; ban hành các văn bản liên hướng dẫn, chỉ đạo đối với công tác luật sư trên địa bàn tỉnh như: Công văn số 149/STP-HCBTTP ngày 31/01/2024 về việc tăng cường công tác quản lý đối với luật sư và hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh; Công văn số 152/STP-HCBTTP về việc tổ chức đại hội Đoàn Luật sư; Công văn số 388/STP-HCBTTP ngày 01/04/2024 Triển khai Quy chế tổ chức và hoạt động của hội quần chúng cấp tỉnh được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; Công văn số 389/STP-HCBTTP ngày 01/04/2024 đề nghị phối hợp cung cấp thông tin hành nghề của luật sư Trần Thị Hòa; Công văn số 489/STP-HCBTTP ngày 23/4/2024 về việc tham gia ý kiến hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Luật sư; Công văn số 1186/STP-HCBTTP ngày 30/8/2024 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đoàn Luật sư trên địa bàn tỉnh.
- Lĩnh vực công chứng: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hướng dẫn các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các quy định của pháp luật về công chứng; thực hiện báo cáo đánh giá tác động của việc bãi bỏ Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng (Báo cáo số 422/BC-STP ngày 09/04/2024 của Sở Tư pháp); văn bản rà soát, cung cấp thông tin; văn bản tham gia ý kiến dự thảo Luật Công chứng; văn bản rà soát, xác minh thông tin liên quan đến tài sản cá nhân; công văn triển khai thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực công chứng.
- Lĩnh vực đấu giá tài sản: Sở Tư pháp đã ban hành các văn bản để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đấu giá tài sản ở địa phương theo quy định của pháp luật16. Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản đã ký 62 hợp đồng; đã thực hiện 59 hợp đồng, Giá khởi điểm 22.593.035.311 đồng, giá bán 44.677.733.085 đồng, chênh lệch 22.084.694.774 đồng (trong đó: đấu giá thành: 33 hợp đồng, không thành: 26 hợp đồng); đang thực hiện: 07 hợp đồng.
- Công tác Giám định Tư pháp: Sở Tư pháp đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Báo cáo số 360/BC-UBND ngày 16/8/2023 về công tác quản lý nhà nước về luật sư, giám định tư pháp theo yêu cầu của Ủy ban Tư pháp; tham mưu UBND tỉnh trình Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu các báo cáo tình hình, kết quả công tác giám định, định giá tài sản trong việc giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng trên địa bàn tỉnh Lai Châu hằng tháng đảm bảo đúng thời gian, nội dung. Tham gia tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Luật giám định tư pháp tại điểm cầu tỉnh Lai Châu. Ban hành Công văn 205/STP-HCBTTP ngày 26/02/2024 cho ý kiến hồ sơ miễn nhiệm giám định viên pháp y; rà soát, tổng hợp danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Lai Châu gửi UBND tỉnh đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh đảm bảo chính xác, kịp thời…
* Công tác trợ giúp pháp lý (TGPL):
Công tác TGPL tiếp tục được triển khai thực hiện đồng bộ theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành. Với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản để tổ chức triển khai thực hiện trong năm 2024: Quyết định số 198/QĐ-UBND, ngày 04/3/2024 về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lai Châu. Kế hoạch số 02/KH-HĐPH ngày 31/01/2024 của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lai Châu năm 2024; Quyết định số 03/QĐ-HĐPHLN ngày 05/3/2024 về việc Kiện toàn Tổ giúp việc Hội đồng phối hợp liên ngành về Trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lai Châu. Đồng thời, chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp Công an tỉnh Lai Châu về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự: Công văn số 284/STP- TGPL ngày 11/3/2024 về việc đề nghị tham gia ý kiến dự thảo kế hoạch phối hợp giữa Sở Tư pháp và Công an tỉnh Lai Châu về Trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự; Kế hoạch số 439/KHPH-STP-CAT ngày 12/4/2024 giữa Sở Tư pháp và Công an tỉnh Lai Châu về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự…
* Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
Để triển khai thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ quy định một số nội dung cụ thể về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 81/QĐ-TTg ngày 19/01/2021 phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 05/4/2023 phê duyệt Đề án “nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”, Sở Tư pháp đã thường xuyên cập nhật kịp thời, đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật do HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở, trang thông tin điện tử Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh. Trong 09 tháng đầu năm 2024 đã đăng tải lên cơ sở dữ liệu quốc gia văn bản quy phạm pháp luật tổng số 39 văn bản. Các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành được đăng tải, cập nhật đầy đủ lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu các quy định, chính sách của tỉnh cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân.
5. Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Sở Tư pháp đã ban hành các văn bản để triển khai thực hiện Quyết định số 2302/QĐ-UBND ngày 20/12/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu về phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 202417. Xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai công tác kiểm tra thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn, quy chế chi tiêu nội bộ tại Sở Tư pháp và các đơn vị trực thuộc18. Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật19. Đảm bảo triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền các nội dung liên quan đến hoạt động thanh tra: Cử công chức làm đầu mối Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về KNTC; tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL về PCTNTC năm 2024; xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về PCTNTC năm 2024; tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công khai, minh bạch hoạt động cơ quan, đơn vị; phối hợp hướng dẫn UBND huyện Than Uyên thực hiện việc bảo vệ thi công dự án truyền tải điện; đề xuất định hướng nội dung chương trình thanh tra, kiểm tra năm 2025; phúc đáp Văn bản số 214A/ANĐT của Cơ quan an ninh điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang về đề nghị xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực công chứng, chứng thực; …
Trong kỳ báo cáo, Sở Tư pháp tiếp nhận 02 đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết đã phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết để trao đổi, nắm thông tin, lưu đơn theo quy định; không có công dân đến yêu cầu được tiếp, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
6. Công tác xây dựng Ngành; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
a) Công tác xây dựng ngành
Ban hành các văn bản để chỉ đạo, triển khai thực hiện trong các lĩnh vực như: công tác tư pháp; dân vận chính quyền của Sở; công tác tổ chức bộ máy; thi đua, khen thưởng; cải cách hành chính... Tổng hợp, xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và Tỉnh theo các lĩnh vực, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng tháng, quý. Thực hiện báo cáo thống kê công tác tư pháp kỳ chính thức năm 2023, báo cáo thống kê 6 tháng đầu năm 2024… đảm bảo thời hạn, yêu cầu của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh và các Sở, ban, ngành tỉnh.
Đồng thời, Sở đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2024, hội nghị trực tuyến sơ kết công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm 2024 tại điểm cầu tỉnh Lai Châu; Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Tư pháp năm 2023 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024; Tổ chức kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân theo hướng dẫn và báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại năm 2023 gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định; Thực hiện quy trình bổ sung quy hoạch; quy trình bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc Sở; tiếp nhận và phân công công tác cho 02 công chức; điều động 03 công chức; đề nghị bổ nhiệm, chuyển ngạch Thanh tra viên chính cho 01 công chức;...
b) Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Sở Tư pháp chủ động xây dựng kế hoạch 1702/KH-STP ngày 31/12/2023 kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2024; Công văn số 240/STP-VP ngày 04/3/2024 V/v đăng ký các lớp bồi dưỡng chức vụ lãnh đạo, quản lý, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức năm 2024; Công văn số 260/STP-VP ngày 06/3/2024 đăng ký bổ sung nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và đăng ký thời gian tham gia đợt học thanh tra viên năm 2024… Trong 9 tháng đầu năm 2024, Sở Tư pháp đã cử 03 công chức theo học Cao cấp lý luận chính trị; duy trì 01 viên chức theo học lớp trung cấp chính trị; cử công chức tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và thanh tra viên chính; 02 công chức tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cấp phòng; cử nhiều lượt công chức, viên chức tham dự các hội nghị, hội thảo, các lớp bồi dưỡng do Bộ Tư pháp, các ngành, các cấp tổ chức…
7. Công tác cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số
Sở Tư pháp Lai Châu đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, triển khai công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin như: Kế hoạch duy trì, áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vào hoạt động của Sở năm 2024; Kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2024; Kế hoạch tuyên truyền công tác cải cách hành chính năm 2024; Tổ chức tự đánh giá, chấm điểm công tác cải cách hành chính năm 2023 của Sở theo chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Nội vụ và báo cáo Hội đồng thẩm định CCHC tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố danh mục TTHC mới ban hành; danh mục TTHC được sửa đổi, bổ sung các lĩnh vực hộ tịch, lý lịch tư pháp, đấu giá tài sản… thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành; góp phần cải thiện các chỉ số PCI, PAX – INDEX, SIPAS, PAPI của tỉnh theo nhiệm vụ được giao của ngành Tư pháp; Tiếp tục triển khai, áp dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp cho các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch của tỉnh Lai Châu; Duy trì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; hiệu quả Trang thông tin điện tử của Sở; sử dụng chữ ký số cá nhân; thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử trên Hệ thống Phần mềm quản lý văn bản và điều hành tỉnh Lai Châu, đảm bảo tỷ lệ xử lý văn bản, hồ sơ công việc (trừ hồ sơ mật) trên môi trường mạng đạt 100%;... Đẩy mạnh, đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, hình thành “văn hóa số” nhằm tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, sử dụng các dịch vụ công.
Đánh giá chung
Trong 9 tháng đầu năm, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu và tổ chức triển khai tốt công tác quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ của Ngành. Đồng thời tập trung tham mưu, tổ chức triển khai nhiệm vụ với nhiều giải pháp phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ chính trị theo kế hoạch và các nhiệm vụ khác khi được Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Các mặt công tác đã được triển khai đồng bộ, thống nhất và đạt được nhiều kết quả, nổi bật như: chất lượng công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản QPPL, hoàn thiện thể chế được UBND tỉnh đánh giá cao; tập trung thẩm định nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh để thể chế hóa Nghị định của Chính phủ; chương trình, đề án, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đặc biệt là các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; Công tác phổ biến giáo dục pháp luật được đổi mới mạnh mẽ cả nội dung và hình thức tuyên truyền, tập trung định hướng nội dung tuyên truyền vào các văn bản pháp luật mới và các chính sách đặc thù của địa phương, đặc biệt tổ chức thành công 04 Hội nghị trực tiếp tại điểm cầu tỉnh và trực tuyến tại UBND các huyện, thành phố, UBND các xã phường thị trấn; Công tác xây dựng bộ máy, cải cách hành chính, kỷ luật kỷ cương hành chính được quan tâm, đề cao, đẩy mạnh; Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp được tăng cường, công tác bổ trợ tư pháp đã kịp thời rà soát, tham mưu sửa đổi bổ sung các quy chế phối hợp quản lý nhà nước của tỉnh phù hợp với các quy định mới của Trung ương;...
2. Khó khăn, hạn chế, nguyên nhân
Do biên chế công chức, viên chức của Sở Tư pháp ít, trong khi khối lượng công việc theo chức năng, nhiệm vụ nhiều, nhiều nhiệm vụ mới phát sinh, nhiều nhiệm vụ đột xuất, tiến độ gấp đòi hỏi phải bố trí nhân lực, thời gian để nghiên cứu, tham mưu nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Một số nhiệm vụ giải pháp 3 tháng cuối năm 2024
1. Tiếp tục triển khai hiệu quả việc thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Tếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân theo chỉ đạo của Ban Bí thư tại Kết luận số 80- KL/TW, ngày 20/6/2020. Đổi mới phương thức, cách thức tuyên truyền pháp luật; phổ biến kịp thời, đa dạng, liên tục các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tạo sự chuyển biến tích cực hơn nữa trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL gắn với xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg.
3. Thực hiện có hiệu quả Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các văn bản hướng dẫn thi hành; Thực hiện điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm và quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính; Tổ chức kiểm tra liên ngành công tác theo dõi thi hành pháp luật về lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm và quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính; thực hiện các giải pháp cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật doanh nghiệp và nâng xếp hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1) trên địa bàn tỉnh năm 2024
4. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký biện pháp bảo đảm, bồi thường nhà nước...; Tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị, địa phương trong công tác bồi thường Nhà nước theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về Bổ trợ tư pháp. Tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đấu giá tài sản, Luật Giám định tư pháp, Luật Công chứng...
6. Thực hiện tốt Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn về công tác trợ giúp pháp lý. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025; đẩy mạnh các hoạt động thực hiện công tác trợ giúp pháp lý bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho các đối tượng là người được trợ giúp pháp lý.
7. Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu để đề ra các giải pháp biện pháp cụ thể, quyết liệt trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện các chỉ số PCI, PAX – INDEX, SIPAS, PAPI của tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao của ngành Tư pháp. Tiếp tục triển khai đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, giải quyết công việc; cải cách thủ tục hành chính, đổi mới lề lối làm việc, xây dựng, thực hiện quy trình giải quyết công việc khoa học, chuyên nghiệp, hiệu quả, rút ngắn thời gian, giảm bớt thủ tục không cần thiết trong quá trình giải quyết công việc.
8. Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về các lĩnh vực thuộc ngành quản lý, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế và những vấn đề còn bất cập trong việc chấp hành quy định pháp luật về các lĩnh vực thuộc Ngành quản lý; tăng cường công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội tại địa phương.