Chủ nhật, 17/11/2024, 03:21

Kết quả thực hiện Thông tư số 03/2018/TT-BTP trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Thứ hai - 01/02/2021 04:07 1.516 0
Thực hiện Thông tư số 03/2018/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện. Qua việc triển khai đánh giá chấm điểm các đơn vị đã xác định rõ các nhiệm vụ cần triển khai trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, từ đó nâng cao hiệu quả công tác, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh.
Để triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả thông tư 03/2018/TT- BTP quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,  Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 1161/UBND-NC ngày 01/8/2018 về việc triển khai thực hiện Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018. Nhằm triển khai đồng bộ việc đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh; thực hiện việc đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành; đề cao trách nhiệm tự đánh giá, chấm điểm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thống nhất theo tiêu chí được quy định trong Thông tư số 03/2018/TT- BTP. Hằng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh đều ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh đảm bảo thời gian và nội dung theo quy định, trong kế hoạch có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện; ban hành Kế hoạch tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật mới, chương trình, kế hoạch PBGDPL trung hạn, dài hạn; các văn bản hướng dẫn chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ;…. Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), trong kế hoạch PBGDPL hàng năm của UBND tỉnh đã xác định nội dung PBGDPL trọng tâm cần triển khai thực hiện gắn với các sự kiện chính trị, xã hội của tỉnh. Sở Tư pháp cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh thường xuyên định hướng nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo từng quý; chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai tuyên truyền phổ biến các văn bản mới, gửi nội dung tuyên truyền tới các cơ quan, đơn vị tăng cường tổ chức tuyên truyền các quy định gắn với lĩnh vực quản lý.
Công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh được các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức bằng nhiều hình thức hiệu quả như: Tổ chức tuyên truyền miệng pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh cơ sở; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; Ngày pháp luật; lồng ghép với các phong trào, cuộc vận động tại địa phương; cấp phát các loại tài liệu pháp luật; biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong chấp hành và thực hiện pháp luật tại địa bàn trọng điểm gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội. Chỉ đạo các nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý tổ chức giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; bố trí, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật thuộc phạm vi quản lý. Nội dung pháp luật được đưa vào chương trình giáo dục một cách phù hợp, hiệu quả thông qua môn học giáo dục công dân, các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, thi tìm hiểu pháp luật,… được thường xuyên triển khai đã góp phần phổ biến, giáo dục nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó để tăng cường và nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống quốc dân, ngành giáo dục đã chủ động tổ chức rà soát, đánh giá nội dung giáo dục trong chương trình đào tạo, sách giáo khoa môn giáo dục công dân, tài liệu môn học Pháp luật và giáo trình pháp luật đại cương về Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự …
Đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn theo hướng đảm bảo số lượng, chất lượng hoạt động. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL từng bước đi vào hoạt động nề nếp, đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên thường xuyên được kiện toàn khi có biến động. Toàn tỉnh có 62 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; 408 báo cáo viên cấp huyện, có 1.435 tuyên truyền viên pháp luật), đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở là 5.224 người. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện được củng cố, kiện toàn thường xuyên, bảo đảm đúng thành phần và hoạt động hiệu quả. Định kỳ Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh đã có định hướng lựa chọn chủ đề, nội dung PBGDPL phù hợp theo từng quý, định hướng nội dung tuyên truyền trọng tâm gửi các cơ quan, đơn vị đồng thời thực hiện đăng tải trên trang thông tin điện tử tổng hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Lai Châu: http: pbgdpl.laichau.gov.vn.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Thông tư 03/2018/TT-BTP các cơ quan đơn vị, địa phương đã xác định rõ các nhiệm vụ cần triển khai trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, từ đó nâng cao hiệu quả công tác nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Thông tư còn một số những khó khăn, vướng mắc như: Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa bám sát nội dung, nhiệm vụ của mình đã được quy định trong Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, do đó, việc triển khai các nội dung chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá công tác PBGDPL chưa đầy đủ, kịp thời và thường xuyên; Đối tượng áp dụng thông tư quy định dành cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, do đó, việc đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị, địa phương còn gặp nhiều khó khăn, chưa sát, cụ thể. Một số chỉ tiêu, tiêu chí chấm điểm mang tính định tính, khó định lượng do đó, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa phản ánh đầy đủ chất lượng, hiệu quả công tác; Nguồn kinh phí dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và kinh phí để triển khai thực hiện Thông tư đã được quan tâm bố trí, tuy nhiên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác trong tình hình mới.
Một số bài học kinh nghiệm:
- Phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Thực tiễn cho thấy ở nơi nào, địa phương nào mà cấp ủy, chính quyền quan tâm và chỉ đạo sát sao, bám sát nội dung đánh giá để tổ chức thực hiện thì nơi đó công tác PBGDPL được triển khai đầy đủ và hiệu quả;
-Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác PBGDPL. Đây là một nhiệm vụ thường xuyên và cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự phối hợp giữa các ngành là thành viên của Hội đồng phối hợp PBGĐPL, các tổ chức đoàn thể và chính quyền cơ sở;
-Việc tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch hàng năm, giai đoạn phải gắn với tình hình thực tiễn địa phương, lựa chọn những địa bàn trọng điểm, những đối tượng cần tăng cường tuyên truyền, nội dung tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm; hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền cụ thể;
- Quan tâm, bố trí, bảo đảm nguồn lực để triển khai, thực hiện công tác được thường xuyên, lan tỏa và có chiều sâu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down