Chủ nhật, 17/11/2024, 09:15

Lịch sử Ngày Môi trường thế giới 5-6

Thứ hai - 24/05/2021 22:28 2.338 0
Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết định chọn Ngày Môi trường Thế giới 5-6 từ năm 1972 và giao cho Chương trình Môi trường (UNEP) của Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Nairobi, Kenya, tổ chức kỷ niệm sự kiện này. Hằng năm, vào ngày này, lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại hơn 100 nước trên thế giới.
Lịch sử Ngày Môi trường thế giới 5-6

Mục đích của Ngày Môi trường Thế giới là tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường.

Mỗi năm, Liên Hiệp Quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới. Chính phủ và thành phố nước chủ nhà sẽ hợp tác với UNEP tạo ra bầu không khí cho sự kiện này. Chủ đề, khẩu hiệu và logo sẽ được chọn để làm trọng tâm cho các tài liệu tuyên truyền về Ngày Môi trường thế giới, cũng như các hoạt động cổ động trên toàn cầu.

Ngày Môi trường thế giới ngày càng thu hút sự quan tâm của các nước, bằng chứng là số nước hưởng ứng sự kiện này ngày càng tăng, danh sách các thành phố, các doanh nghiệp và cộng đồng ngày càng nhiều.

Các hoạt động được lập kế hoạch từ trước hoặc trong quá trình tổ chức Ngày Môi trường thế giới rất đa dạng. Ngày Môi trường thế giới “chính là sự kiện của người dân” với các hoạt động đa dạng, phong phú, như tuần hành, diễu hành bằng xe đạp, các buổi hoà nhạc xanh, các cuộc thi tại trường học, trồng cây, chiến dịch tái chế chất thi và làm sạch môi trường.

Ngày Môi trường thế giới còn là một sự kiện “trí tuệ”, nó tạo cơ hội để tổ chức các cuộc hội thảo, các diễn đàn về việc gìn giữ sự trong lành của môi trường vì lợi ích của các thế hệ mai sau. Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò quan trọng; sự kiện này còn tạo cảm hứng cho hàng nghìn nhà báo trên thế giới để viết về môi trường.

Nhiều cam kết đã được long trọng tuyên bố, kết quả là nhiều cơ quan quản lý môi trường và quy hoạch kinh tế của chính phủ đã được thành lập.

Ngày Môi trường thế giới còn tạo cơ hội để ký kết hay phê chuẩn các công ước quốc tế về lĩnh vực môi trường. Đồng thời, tăng cường sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường. Các công chức địa phương, vùng và chính phủ, các nguyên thủ quốc gia và các bộ trưởng môi trường sẽ đưa ra các công bố và cam kết chăm sóc trái đất của chúng ta.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down