Kế hoạch Phòng, chống mại dâm năm 2022 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Thứ ba - 15/03/2022 23:168610
Nhằm tăng cường các hoạt động phòng, chống mại dâm, giảm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến mại dâm góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; hạn chế các ảnh hưởng do tệ nạn mại dâm gây ra đối với sự phát triển kinh tế -xã hội; bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội của người bán dâm tạo cơ hội cho họ thay đổi cuộc sống, hòa nhập cộng đồng; giảm tội phạm liên quan đến mại dâm, ngày 15 tháng 3 năm 2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 768/KH-UBND Phòng, chống mại dâm năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, kế hoạch đề ra * 05 chỉ tiêu cụ thể: 1.Về công tác tuyên truyền: -60% xã, phường, thị trấn tổ chức được ít nhất là một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên. -Thông tin về công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn được đăng tải trên các cơ quan báo chí, truyền thông cấp tỉnh, cấp huyện ít nhất một quý một lần. -Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cungcấp thông tin, kiến thức về phòng, chống mại dâm cho 60% người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, 100% học sinh, sinh viên tại các trường THPT,Trường Cao đẳng Cộng đồng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh 2.Về hoạt động phòng ngừa: -100% các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống mại dâm. -Ít nhất 50% các huyện, thành phố lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn mại dâm với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế -xã hội, các chương trình an sinh, trợ giúp xã hội, chương trình phòng, chống ma túy, chương trình phòng, chống HIV/AIDS. 3. Về thanh tra, kiểm tra, truy tố: -100% tố giác, tin báo, khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm được tiếp nhận, xác minh, phân loại, xử lý kịp thời. -Hằng năm, tăng từ 3% -5% số tội phạm liên quan đến mại dâm được xử lý theo quy định của pháp luật, đặc biệt những địa bàn trọng điểm; tổ chức kiểm tra ít nhất 70% số cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh. 4. Về hoạt động can thiệp giảm tác hại: -Phấn đấu ít nhất 01 địa bàn huyện, thành phố xây dựng, triển khai được mô hình thí điểm về phòng ngừa mại dâm, hỗ trợ can thiệp giảm hại, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm; -Ít nhất 50% người bán dâm có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận và sử dụng các dịchvụ hỗ trợ xã hội, tư vấn tâm lý, pháp lý, sức khỏe, dạy nghề, tạo việc làm... giúp họ hòa nhập cộng đồng. 5. Về đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng: NHẰMĐào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho 70%người làm công tác phòng, chống tệnạn xã hội các cấp; thực hiện các hoạt động can thiệp giảm hại, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm. *05 nhiệm vụ trọng tâm: - Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mại dâm - Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép cácchương trình kinh tế xã hội tại địa bàn cơ sở - Xây dựng và triển khaicác hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm; - Đấu tranh, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm liên quan đến mại dâm; - Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm. * 02 giải pháp: về nguồn lực và tổ chức thực hiện.