Nhằm triển khai sâu rộng, toàn diện, có hiệu quả các nội dung Quyết định số1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030; Tuyên truyền, phổ biến, cập nhật thông tin pháp luật, chính sách về bình đẳng giới; tạo chuyển biến nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, lao động (CCVC-LĐ) và các tầng lớp nhân dân về thực hiện bình đẳng giới, thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụhưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo đó, kế hoạch đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp:
Một là, tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai lệch về bình đẳng giới; lên tiếng để xóa bỏ định kiến giới. Tập trung tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền cho các nhóm vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nhóm phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số,nữ trong độ tuổi lao động và các nhóm yếu thế khác.
Hai là, đổi mới về hình thức và phương tiện truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nền tảng số, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới.Tổ chức các hoạt động động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng theo định kỳ và nhân các ngày kỷ niệm hằng năm: NgàyQuốc tế phụ nữ 08/3, Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Tổ chức chiến dịch truyền thông cao điểm ở các cấp nhânTháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới hàng năm (từ 15/11 đến 15/12).
Ba là, đầu tư trang thiết bị truyền thông, kinh phí tổ chức các hoạt động truyền thông; xây dựng mô hình truyền thông và tài liệu tuyên truyền phù hợp với các đối tượng cần truyền thông.
Bốn là, xây dựng và nâng cao năng lực cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên, người làm công tác truyền thông, cộng tác viên truyền thông các ngành, các cấp và người có uy tín ở khu dân cư.
Năm là, đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh trong việc nhân rộng các mô hình truyền thông, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong xã hội.
Sáu là, mở rộng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, khu dân cư, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em.Xây dựng và áp dụng Bộ chỉ số về giới trong công tác truyền thông.
Bẩy là, tăng cường kiểm tra, giám sát công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới.
Trên cơ sở Kế hoạch này, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 10/6), hằngnăm (trước ngày 10/12) các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố gửi báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động –Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và BộLao động –Thương binh và Xã hội./.
Ý kiến bạn đọc