Thứ năm, 21/11/2024, 07:15

Tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên

Thứ năm - 29/06/2023 03:47 797 0
Ngày 27 tháng 6 năm 2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 2396/UBND-VX về việc tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên
Tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên
Theo báo cáo của Sở Y tế,trong tháng 6năm 2023,trên địa bàn tỉnhliên tiếp xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm tại hộ gia đình nghi do ăn phải nấm độc,với tổng số 21người mắc, phải nhập viện cấp cứu, theo dõi,điều trị, không ghi nhận trường hợp tử vong(Trong đó, ngày20/6/2023 xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm tại hộ gia đình thuộc bản Cư Nhà La, xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu với 14 người mắc; ngày 22/6/2023 xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm tại hộ gia đình thuộc bản Nà Hum, xã Bình Lư, huyện Tam Đường với 07 người mắc). Hiện nay các mẫu bệnh phẩm đã được gửi về Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để kiểm nghiệm, xác định nguyên nhân.Trước tình hình ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng nghi do ăn phải nấm độc; trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sự phát triển của thực vật chứa độc tố tự nhiên;nhận thức, sự hiểu biết của một bộ phận người dân còn hạn chế trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn.Nhằm chủ động phòng ngừa và hạn chế ngộ độcthực phẩm do độc tố tự nhiên gây ra,Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
1. Các cấp, các ngành, các địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với ngành Y tế đẩy mạnh công tác thông tin,tuyên truyền, phổ biến,giáo dục kiến thức về an toàn thựcphẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên tới cộng đồng, khuyến cáo người dân không sử dụng các loại thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây,củ, quả rừng lạ.... Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ngăn chặn và tăng cường kiểm tra, kiểm soát các vi phạm về an toàn thực phẩm.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí,tuyên truyền,hệ thống truyền thanh cơ sở ưu tiên thời lượng để tuyên truyền, giáo dục kiến thức về an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên cho cộng đồng.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì,phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong sử dụng, tiêu dùng sản phẩm nông sản, các loại nấm, cây, củ, quả rừng tự nhiên làm thực phẩm có nguy cơ cao hoặc đặc điểm vùng miền dễ xảy ra ngộ độc.
4. Sở Y tế
-Chủ động cung cấp thông tin, tài liệu truyền thông về an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên, đặc biệt là nấm độc và cáckhuyến cáo; hướng dẫn ngườidân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc.
-Chỉ đạo các cơ sở y tế chuẩn bị tốt thuốc, dịch truyền, vật tư, thiết bị y tế sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị kịp thời các ca ngộ độc thực phẩm/nghi ngộ độc thực phẩm. Chủ động phối hợp với cơ quan trung ương xét nghiệm kịp thời mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xác định nguyên nhân, điều trị hiệu quả và tuyên truyền cho người dân.
5. UBND các huyện,thành phố
Chỉ đạo các cơ quan liên quan, chính quyền cấp xã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm bằng nhiều hình thức đa dạng, sử dụng các vật liệu truyền thông bằng cả tiếng dân tộc; tuyên truyền cho người dân,tập trung vào các đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa về những loại rau, củ quả rừng thường xảy ra ngộ độc tại địa phương, đặc biệt là nấm độc và các vụ ngộ độc do ăn rau, củ, quả rừng không rõ nguồn gốc có độc tố tự nhiên,nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi ngay tại cộng đồng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down