Triển khai Tháng hành động phòng, chống ma tuý năm 2023
Thứ sáu - 26/05/2023 03:559960
Ngày 24 tháng 5 năm 2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 1864/KH-UBND Triển khai Tháng hành động phòng, chống ma tuý năm 2023
Tháng hành động phòng, chống ma túy từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 6 năm 2023 với chủ đề: “Phòng, chống ma túy quyết liệt, hiệu quả, nâng cao trách nhiệm, chủ động phối hợp - Vì một cộng đồng sạch ma túy”.
Theo đó, Kế hoạch đã đề ra các nội dung cụ thể sau:
1. Công tác tham mưu, chỉ đạo thực hiện
- Tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức quán triệt, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về “Tăng 2 cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy”, Chương trình hành động số 35-CTr/TU, ngày 01/11/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Công điện số 365/CĐ-TTg, ngày 20/4/2022 về việc đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác xác định tình trạng nghiện ma túy và cai nghiện ma túy theo luật phòng, chống ma túy năm 2021; triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025...
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống ma túy, gắn với thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội củng cố quốc phòng - an ninh và hệ thống chính trị ở cơ sở với phương châm “Cấp cơ sở phải tham mưu làm tốt công tác tạo sinh kế, công ăn việc làm cho người dân, kịp thời chia sẻ, giúp đỡ với những người khó khăn”... (Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố phối hợp thực hiện)
2. Công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy gắn liền với vận động toàn dân thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và các văn bản hướng dẫn thi hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, triển khai cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy. Thường xuyên cập nhật và phổ biến thông tin cho người dân về tác hại của ma túy, phương thức, thủ đoạn của tội phạm, tạo sức “đề kháng”, chủ động phòng tránh ma túy thâm nhập vào đời sống, đặc biệt là nhận thức đúng về tính nguy hiểm và tác hại của các loại ma túy tổng hợp, nhận diện được thủ đoạn phạm tội ma túy... Chú trọng xây dựng và triển khai phòng, chống ma túy cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha (theo Công văn số 1669/UBND-VX, ngày 10/5/2023 của UBND tỉnh Lai Châu)…
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy, tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy - 26/6”; chú trọng đổi mới nội dung, triển khai tổng thể các loại hình thông tin, tuyên truyền, duy trì và phát huy loại hình tuyên truyền có hiệu quả. Lựa chọn các loại hình thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, đặc biệt cần quan tâm đến những địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, chú trọng chỉ đạo tuyên truyền điểm với các đối tượng có nguy cơ cao như học sinh, sinh viên, đối tượng trong nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện có biểu hiện vi phạm về tội phạm và tệ nạn ma túy ở cộng đồng... Tăng cường sử dụng mạng xã hội, ứng dụng công nghệ 4.0 để tuyên truyền… (Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố phối hợp triển khai thực hiện)
3. Công tác đấu tranh tội phạm ma túy
- Thực hiện tốt công tác nắm, phân tích, dự báo và đánh giá đúng tình hình tội phạm và ma túy; tập trung làm tốt công tác rà soát, điều tra cơ bản đảm bảo xác định rõ các tuyến, địa bàn, điểm, tụ điểm, đối tượng; tăng cường công tác quản lý đối tượng liên quan đến ma túy; tập trung triệt xóa, bóc gỡ các đường dây, ổ nhóm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, phòng ngừa không để hình thành tụ điểm, điểm phức tạp, gây bức xúc dư luận.
- Phát huy công tác chủ động, quản lý, bám sát địa bàn trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu Căn cước công dân, khai thác tối đa hiệu quả của các hệ thống dữ liệu phục vụ công tác nghiệp vụ Công an và các yêu cầu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, quản lý ngành nghề kinh doanh dịch vụ có điều kiện, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; phát huy vai trò, nòng cốt của lực lượng Công an xã chính quy trong công tác phòng, chống ma túy ngay từ cơ sở. - Kết hợp chặt chẽ giữa biện pháp quản lý hành chính, tuần tra kiểm soát công khai với các biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh, bắt giữ và xử lý tội phạm về ma túy, trong đó coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, gắn với thường xuyên kiểm tra, quản lý các loại hình kinh doanh lưu trú, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm có điều kiện về an ninh trật tự, khu vui chơi, nơi tổ chức sự kiện đông người tham gia có sử dụng nhạc mạnh..., ngăn chặn không để tội phạm ma túy lợi dụng tổ chức, chứa chấp, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy.
- Rà soát, phát hiện, đưa vào quản lý đối tượng có biểu hiện “ngáo đá” để chủ động phòng ngừa, quản lý chặt chẽ không để các đối tượng hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật, ngăn chặn nguồn phát sinh các loại tội phạm; thống kê, lên danh sách đối tượng trọng điểm, đối tượng truy nã liên quan tuyến trọng điểm ma túy về hoặc qua địa bàn tỉnh...; trên cơ sở đó xây dựng, hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về tình hình, công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh, kịp thời nhận diện những thay đổi, diễn biến mới trong phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các phương án, kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh cho phù hợp với từng tuyến, địa bàn trong từng giai đoạn, tình hình cụ thể, tuyệt đối “không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng, sở, ngành chức năng kịp thời phát hiện, triển khai có hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với dạng ma túy mới hoạt động “núp bóng” thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến “bóng cười”... (Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện)
4. Công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, công tác quản lý và kiểm soát tiền chất
Thành lập Tổ liên ngành tăng cường phối hợp, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy. Kiểm soát chặt chẽ đối với các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trên địa bàn. (Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện)
5. Công tác quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy
- Thường xuyên rà soát, thống kê, phân loại, kiểm tra, đánh giá chính xác người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, trên cơ sở đó phối hợp chặt chẽ các đơn vị có liên quan lập hồ sơ đưa vào quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy và đẩy mạnh công tác lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc tại các Cơ sở cai nghiện, phát hiện người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định để lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Vận động, khuyến khích người nghiện, gia đình người nghiện tự giác khai báo tình trạng nghiện ma túy, tự nguyện tham gia các biện pháp, hình thức cai nghiện phù hợp... tập trung triển khai các giải pháp, biện pháp nhằm kiềm chế phát sinh người nghiện mới, người sử dụng trái phép chất ma túy (giảm nguồn cầu ma túy) trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ người nghiện tại gia đình, cộng đồng, số người sau cai về cộng đồng, phấn đấu giảm tỷ lệ tái nghiện. (Công an tỉnh, Sở Y Tế, Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp chủ trì, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện)
- Tổ chức rà soát, đánh giá, nghiên cứu bố trí nguồn nhân lực, đào tạo, tập huấn, đảm bảo đủ nhân lực và cơ sở y tế có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy ở các địa phương, tiến tới đảm bảo 01 xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 cơ sở đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy…(Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện thành phố thực hiện) - Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về cai nghiện ma túy, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế làm việc của các Cơ sở cai nghiện, Cơ sở điều trị Methadone; thực hiện nghiêm túc kế hoạch liên ngành trong giữ gìn an ninh trật tự, phòng, chống các biểu hiện tiêu cực, phòng, 5 chống bạo loạn, trốn tập thể tại Cơ sở cai nghiện, Cơ sở điều trị Methadone. (Công an tỉnh, Sở Y Tế, Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp triển khai thực hiện).
6. Công tác phòng, chống trồng cây có chứa chất ma túy
Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thường xuyên phối hợp, triển khai thực hiện việc tuyên truyền đến quần chúng nhân dân, thường xuyên cử lực lượng chức năng trực tiếp tăng cường, bám nắm địa bàn, rà soát, phát hiện kiểm tra và xử lý đối với các trường hợp trồng, tàng trữ, vận chuyển trái phép cây có chứa chất ma túy theo quy định của Pháp luật (Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chủ trì, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện).
7. Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy
Làm tốt công tác rà soát triệt xóa điểm, tụ điểm, ổ nhóm phức tạp về ma túy qua đó phấn đấu nhân rộng, xây dựng thêm, đồng thời củng cố và giữ vững số xã, phường, thị trấn không có tội phạm và tệ nạn ma túy. Thực hiện chặt chẽ chức năng quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, nhất là trong việc cấp giấy phép kinh doanh hành nghề cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện tiềm ẩn nguy cơ diễn ra tình trạng vi phạm pháp luật liên quan ma túy (Công an tỉnh chủ trì, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thực hiện).
8. Công tác truy tố, xét xử
Tăng cường công tác truy tố, xét xử các vụ án phạm tội về ma túy; ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong tháng cao điểm. Tổ chức đưa các vụ án phạm tội về ma túy ra xét xử điểm tại phường, xã, thị trấn trọng điểm, có nhiều phức tạp về tệ nạn ma túy, đồng thời thông báo lịch xét xử lưu động các vụ án ma túy cho các cơ quan Báo, Đài Phát thanh để đưa tin tuyên truyền, răn đe phòng ngừa tội phạm ở cơ sở (Đề nghị Viện Kiểm sát nhân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp Công an tỉnh triển khai thực hiện).