Thứ bảy, 20/04/2024, 05:42
hoagiaiocoso

Chỉ vì hiểu nhầm

Thứ tư - 30/03/2022 12:59 367 0

Ông A là con trưởng có đơn gửi UBND xã với nội dung trước đây bố mẹ ông A ở với vợ chồng em trai có 2 suất ruộng của bố mẹ đứng tên từ năm 1990 nay em dâu tự sang tên đứng tên em dâu.

 Bà Giang Thị Tuyết Loan, tổ trưởng tổ hòa giải thôn Cam Đà, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện hòa giải mà bà đã từng hòa giải thành công.

Câu chuyện như sau:.

Năm 2020 có dự án xây trường với diện tích đất này được đền bù nên ông A làm đơn đề nghị chính quyền các cấp giải quyết cho bố mẹ ông A được ở Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đó. Sau khi nhận được công văn (kèm đơn của ông A) của Ủy ban nhân dân xã chuyển về để thôn hòa giải. Bản thân Bàlà tổ trưởng tổ hòa giải xác định trước khi giải quyết vụ việc tôi cần đến gặp trực tiếp 2 bên để  nắm bắt thêm về thông tin, tìm hiểu cụ thể cũng như nắm rõ quan điểm và ý chí của hai bên (nghe cả 2 bên) không thể căn cứ vào đơn của ông A.

Khi đến nhà ông A vợ chồng ông A vẫn khẳng định đơn ông gửi UBND xã là đúng sự việc. Vì ở cùng làm nên Bà biết bố mẹ ông A mới đến ở và sinh hoạt cùng vợ chồng ông A cuối năm 2019 lúc đó bố ông A ốm nặng sắp qua đời nên vợ chồng ông A và người nhà em dâu đón bố mẹ ra, chồng người em dâu đã chết năm 2010.

Tại buổi ở nhà ông A. Bà đã phân tích cho ông như sau: "Hai nhà là anh em ruột thịt, chồng chị B mất sớm chị B mất đi trụ cột gia đình hai con còn bé lúc đó cũng khó khăn còn gánh thêm phần trách nhiệm chăm sóc bố mẹ  chồng nên ông bà nên thông cảm với hoàn cảnh của gia đình chị B mà xem lại lá đơn". Bà cũng hỏi rõ luôn quan điểm nếu hai bên hòa giải ở thôn thì nên bày tỏ rõ ý chí và quan điểm để bà nắm được tình hình và tìm cách giải quyết. Khi đó vợ ông A vẫn cho là giờ nuôi mẹ thì đương nhiên phải trả hết để vợ chồng ông A nuôi mẹ. Bà có nói nếu như đợt này không có đền bù thì ông bà vẫn có thể chăm sóc mẹ tốt, ông bà không nên vì một số tiền không lớn mà làm mẹ phải suy nghĩ. Hơn nữa nếu người em dâu kia cũng nói như thế này trước đây bao nhiêu năm đã nuôi bố mẹ chị cũng muốn lấy thì ông bà nghĩ sao? Sau đó tôi có mạnh dạn đưa ra phương án để giữ lại tình cảm anh em trong nhà, ông bà nên chỉ nhận một nửa số tiền được nhận sau đền bù Nếu ông bà chấp nhận cháu sẽ có cách để nói với chị B Và rồi cả hai vợ chồng ông A đồng ý.

        Sau đó Bà đến nhà chị B, chị Bà giữ kín việc Bà đã gặp vợ chồng ông A cũng gợi ý để nắm bắt thêm về quan điểm và ý chí của chị B đồng thời xin phép chị cho xem Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác. Chị B đồng ý khi xem Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực tế đứng tên chồng chị B chứ không phải đứng tên người em dâu như trong đơn của ông A viết lúc bố mẹ chuyển sang tên chồng chị B ông bà còn khỏe mạnh minh mẫn bìa được cấp ngày 30 tháng 9 năm 1999. Ở đây chị B có bức xúc vấn đề: "Những năm khó khăn nhất chồng chết nuôi bố mẹ ốm đau nhiều lần đi viện, vợ chồng ông A không giúp đỡ chị về kinh tế lẫn chăm sóc bố mẹ mẹ nay lại làm đơn kiện chị nói chị tự sang tên quyền sử dụng đất là không đúng".

        Sau đó, Bà đã phân tích và chia sẻ với chị B về phụ nữ đi lấy chồng, ai cũng mong muốn được hưởng phúc nhưng số phận mỗi chị em mình khác nhau chị không được may mắn như bao chị em khác, nhưng nhìn lại chị có hai người con ngoan, chị chăm sóc bố mẹ bao năm dân làng đều thấy. Giờ xảy ra việc này là do vợ chồng bác A nóng vội chưa bình tĩnh ngồi lại thống nhất với chị nên chị cũng đừng suy nghĩ coi việc đó là nhẹ nhàng thôi chị ạ. Em muốn hai gia đình ngồi lại với nhau một buổi để thống nhất việc này. Số tiền không lớn để đánh đổi tình cảm của anh em còn đời sau các cháu nữa, nên chị cho em biết quan điểm của chị về việc này chị có nói với tôi bố mẹ cho chị thì giờ chị được hưởng, chị đã nuôi bố mẹ mấy chục năm giờ vợ chồng bác lúc bố sắp chết thì đón ra bố chết xong nhưng đón luôn cả mẹ ra, chị hụt hẫng và lúc này là vợ chồng bác phải có trách nhiệm với mẹ.

Bà vừa động viên vừa phân tích cho chị để giải quyết việc của hai gia đình tới đây khi chị nhận tiền được đền bù diện tích đất ruộng đó, vì ông mất rồi còn bà nên chị hãy biếu bà một phần để bà mua quà bánh, trầu cau chứ mình không nên nghĩ mình thua mà phải trả tiền cho hai bác. Và rồi thì chị B cũng đồng ý, chị nói luôn với Bà  nếu vậy chị cho bà một nửa số tiền sau khi nhận Bà rất mừng nghĩ vụ việc vậy đã ổn và có nói với chị B: "Em sẽ sắp xếp mời chị và bác trưởng đến nhà văn hóa để hòa giải và cũng mong chị không thay đổi ý kiến ở buổi hòa giải".

Ngày hôm đó, Bà thống nhất với tổ hòa giải 12 hộ đến nhà văn hóa để hòa giải ở đó tôi không nhắc lại mọi thông tin ở trên nên lên hai hộ không biết. Bà chỉ nói hôm nay tổ hòa giải hai gia đình lên để tìm ra phương án giải quyết việc hiểu nhầm trong lúc nóng vội, mong hai bên hợp tác tôi nói thêm các bác vẫn giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn bằng việc ủng hộ các quỹ trong năm thì các bác có thể nghĩ tình cảm anh em trong gia đình mà đùm bọc lẫn nhau. Ở đây chồng chị B mất sớm, nếu bác trưởng kinh tế tốt bác có thể đùm bọc các cháu, ở đây chị B vẫn có sức khỏe tốt đã cố gắng nuôi dạy các con nên mong muốn từ nay các bác hòa thuận với nhau, bỏ qua tất cả những gì vừa xảy ra để cho con cháu các bác nhìn lại và giúp đỡ lẫn nhau về sau. Sau đó hai bên cho ý kiến. Lúc đó, ông A có nói thôi anh cũng nóng tính thím đừng chấp coi như thím cho mẹ để anh chăm sóc mẹ. Chị B cũng nói thêm một số điều mà bác trưởng không đúng với chị sau đó cũng nói rõ khi nhận tiền là cho mẹ chứ không phải cho anh chị. Vậy là vụ việc đã được hai bên thống nhất cùng tổ hòa giải lập biên bản hòa giải thành, sau này hai bên đã nhận số tiền theo đúng thỏa thuận.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down