Thứ năm, 21/11/2024, 12:19

Khó khăn, vướng mắc, giải pháp nâng cao hiệu quả nhóm liên thông TTHC (đối với 02 nhóm TTHC; Đăng ký khai sinh -đăng ký thường trú -cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử -xóa đăng ký thường trú -trợ cấp mai táng phí)

Thứ hai - 22/01/2024 03:33 1.412 0
Công tác tư pháp năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả khích lệ trên các mặt công tác như công tác Xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác hành chính và bổ trợ tư pháp... Đặc biệt là công tác hành chính và Bổ trợ tư pháp đã tham mưu lãnh đạo sở thực hiện các hoạt động hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với lĩnh vực hành chính, bổ trợ tư pháp và đã đạt được một số kết quả nổi bật như: triển khai thành công liên thông 02 nhóm thủ tục hành chính “Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi” và “Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng” trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện đăng ký khai sinh cho 9.375 trường hợp; đăng ký khai tử cho 2.131 trường hợp; đăng ký kết hôn cho 3.347 trường hợp; UBND cấp xã, phòng Tư pháp cấp huyện, các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính là 218.169 bản; chứng thực chữ ký trong văn bản, giấy tờ là 5.142 việc; chứng thực chữ ký người dịch là 209 việc; chứng thực hợp đồng giao dịch là 5.691 việc; tiếp nhận 2.238 hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của các cá nhân, tổ chức, 100% các hồ sơ được giải quyết đúng hạn; công tác bồi thường, công tác nuôi con nuôi, công tác công chứng, đấu giá tài sản, giám định tư pháp, luật sư-tư vấn pháp luật, ...ngày càng được nâng cao
Khó khăn, vướng mắc, giải pháp nâng cao hiệu quả nhóm liên thông TTHC (đối với 02 nhóm TTHC; Đăng ký khai sinh -đăng ký thường trú -cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử -xóa đăng ký thường trú -trợ cấp mai táng phí)
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của các cơ quan trung ương, chỉ đạo của UBND tỉnh, kể từ ngày 10/7/2023 Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu đã hướng dẫn, triển khai, thực hiện đồng bộ đến 106 xã, phường, thị trấn về liên thông đối với 02 nhóm TTHC là “Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú -trợ cấp mai táng phí”. Đến thời điểm hiện tại Sở đã tạo, lập 456 tài khoản người dùng trên Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử cho người có thẩm quyền ký giấy tờ hộ tịch, đóng dấu ban hành giấy tờ hộ tịch, tổ chức 03 cuộc tập huấn cho công chức tư pháp hộ tịch cấp huyện và cấp xã về quy trình tiếp nhận, xử lý, trả kết quả thủ tục hành hành chính đối với 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông, tổng số hồ sơ phát sinh liên thông trên địa bàn tỉnh là 3.287 hồ sơ (trong đó hồ sơ liên thông khai sinh là 3.044; hồ sơ liên thông khai tử là 243).
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua việc thực hiện liên thông 02 nhóm thủ tục hành chính còn có một số khó khăn như:
- Thứ nhất, khó khăn về nguồn nhân lực: Theo quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố đã được UBND tỉnh cụ thể hóa tại Quyết định số 37/2020/QĐ-UBND ngày 29/9/2020 giao số lượng, bố trí cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lai Châu, thì đa số UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh chỉ được bố trí 01 công chức Tư pháp - Hộ tịch, còn UBND cấp xã được bố trí 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch thì sẽ có 01 công chức phải thực hiện kiêm nhiệm thêm công tác khác (công tác văn phòng, công tác Đảng, công tác tiếp công dân...) dẫn đến hết sức khó khăn (theo phản ánh của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh).
- Thứ hai về cơ sở vật chất: Hiện nay, mặc dù cán bộ, công chức tư pháp cấp xã đã được trang bị máy tính làm việc, tuy nhiên một số xã máy tính đã cũ, cấu hình thấp dẫn đến khó khăn khi cán bộ, công chức thực hiện các thao tác liên thông trên phần mềm hộ tịch dùng chung (theo phản ánh của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh).
- Thứ ba, về hệ thống phần mềm: Việc triển khai kết nối liên thông phục vụ cho việc giải quyết liên thông các thủ tục hành chính đôi lúc xảy ra các lỗi như: hồ sơ đã nhập xong 06 bước trên phần mềm liên thông nhưng không chuyển được hồ sơ sang phần mềm hộ tịch để thực hiện đăng ký khai sinh, khai tử; lỗi không đồng bộ được hồ sơ dẫn đến phải hướng dẫn công dân tách các thủ tục hành chính sau khi đã hoàn thành xong thủ tục khai sinh.
Tài khoản của Sở Tư pháp, phòng tư pháp cấp huyện trên Hệ thống phần mềm Hộ tịch dùng chung chưa không có phân quyền thống kê được số liệu hồ sơ do cấp xã đã thực hiện liên thông và cũng không xem được quá trình giải quyết các TTHC này đã và đang thực hiện ở bước nào dẫn đến khó khăn cho các cơ quan trong việc theo dõi quá trình xử lý, thống kê số liệu định kỳ tuần, tháng và hỗ trợ cấp xã trong thực hiện quy trình liên thông.
- Thứ tư về trình độ nhận thức của người dân: Trình độ nhận thức của người dân về tin học, máy tính còn hạn chế, nhiều người dân chưa biết cách tạo tài khoản và nộp hồ sơ trực tuyến nên rất khó khăn cho việc thực hiện liên thông thủ tục hành chính. Việc triển khai thực hiện thủ tục liên thông yêu cầu người dân phải có tài khoản Dịch Vụ Công quốc gia hoặc tài khoản Dịch Vụ Công của tỉnh. Tuy nhiên, một số trường hợp công dân sử dụng số điện thoại chưa được chuẩn hóa thông tin hoặc khi công dân đã thay đổi số điện thoại nhưng không kịp thời chuẩn hóa thông tin giữa nhà mạng, các phần mềm quản lý của cơ quan nhà nước dẫn đến việc không tạo lập được tài khoản dịch vụ công, điều này có ảnh hưởng đến hoạt động liên thông TTHC.

Các khó khăn trên cũng đã được UBND tỉnh, Sở Tư pháp kiến nghị đến các bộ, ngành trung ương và cũng đã có các văn bản, tài liệu hướng dẫn để khắc phục, giải quyết tạm thời đối với một số nội dung. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao hiệu quả, tăng tỉ lệ hồ sơ liên thông 02 Dịch vụ công liên thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian tới cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
- Đề nghị UBND cấp huyện, cấp xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến người dân trên địa bàn về liên thông 02 nhóm TTHC Đăng ký khai sinh -đăng ký thường trú -cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử -xóa đăng ký thường trú -trợ cấp mai táng phí.
- Kính đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn kiểm soát chặt chẽ việc mua, bán, sử dụng số điện thoại chính chủ nhằm kiểm soát chặt chẽ việc tạo lập các tài khoản dịch vụ công của công dân trên địa bàn tỉnh.
- Đề nghị UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh cần ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện công tác liên thông Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ mai táng trên địa bàn tỉnh Lai Châu (nguồn lực về con người, máy tính, đường truyền internet).
- Đối với các khó khăn về phầm mềm, Sở Tư pháp sẽ tiếp tục tổng hợp, kiến nghị Bộ Tư pháp để thực hiện khắc phục trong thời gian tới.



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down