Thứ sáu, 08/11/2024, 08:24

Chỉ thị Về việc tăng cường thực hiện các biện pháp bảo đảm đón tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 lành mạnh, an toàn, tiết kiệm

Thứ ba - 02/01/2024 21:41 997 0
Năm 2023, mặc dù tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực cố gắng, khắc phục khó khăn trong thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tinh thần chủ động, khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả, cùng với sự chung sức, đồng lòng, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản đạt được mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu và nhiều kết quả quan trọng khác trên các lĩnh vực; văn hóa xã hội tiếp tục phát triển; quốc phòng, an ninh được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; hoạt động đối ngoại được mở rộng.
Để triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23 tháng 11 năm 2023 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 1675-CV/TU ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Tỉnh uỷ Lai Châu về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực vào cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Các cấp, các ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ:
a) Quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 26- CT/TW ngày 23 tháng 11 năm 2023 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 1675-CV/TU ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Tỉnh uỷ Lai Châu về tổ chức Tết nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 và Chỉ thị này.
b) Phát huy truyền thống đại đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, đồng bào bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động, người bị mất việc làm,… bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết. Tổ chức tốt việc thăm hỏi, chúc Tết cán bộ lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang, lực lượng thường trực làm nhiệm vụ trong những ngày Tết, nhất là ở biên giới, vùng khó khăn, địa bàn phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
c) Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và những điều đảng viên không được làm; không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; thực hiện nghiêm chủ trương cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; cán bộ lãnh đạo các cấp chỉ dự lễ hội, lễ chùa khi được phân công; không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; nghiêm cấm sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công trái quy định.
d) Hoàn thành việc tổng kết công tác năm 2023 trước ngày 10/01/2023.
Từ nay đến hết Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, chỉ đạo các cơ quan, địa phương, đơn vị hạn chế đi công tác ngoài tỉnh, tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị năm 2024 ngay từ đầu năm và chăm lo Tết cho nhân dân. Phân công cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực, kịp thời xử lý, giải quyết hiệu quả mọi công việc, tình huống phát sinh; thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo trong dịp nghỉ Tết. Ngay sau kỳ nghỉ Tết, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khẩn trương tập trung vào công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ ngay từ tháng đầu năm.
2. Sở Công Thương chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố
a) Chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình thị trường hàng hóa thiết yếu, đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh chủ động khảo sát nhu cầu thị trường, cân đối nguồn lực, dự trữ đủ số lượng, chủng loại hàng hóa thiết yếu để cung ứng ra thị trường phục vụ Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; không để xảy ra thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.
b) Chỉ đạo Công ty Điện lực Lai Châu, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có phương án đảm bảo cung cấp điện, nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, không để thiếu điện, xăng dầu trong mọi tình huống.
c) Phối hợp các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, không để lưu thông trên thị trường hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm để phục vụ người dân; kiểm tra, giám sát các chương trình khuyến mại trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Sở Tài chính chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố
a) Theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, kịp thời chỉ đạo và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
b) Đẩy mạnh việc thu ngân sách nhất là thu qua hóa đơn điện tử các mặt hàng như xăng dầu, hàng ăn; kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước, nợ công, tài sản công.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố
a) Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024; chủ động các phương án phòng, chống thiên tai, nhất là rét đậm, rét hại, sương muối, hạn hán; phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản, đặc biệt là Dịch tả lợn Châu Phi để hạn chế thiệt hại, bảo đảm ổn định sản xuất; kiểm tra công tác chuẩn bị giống cây trồng, vật nuôi, vắc xin, hóa chất sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật; duy tu, nạo vét kênh mương đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất để Nhân dân yên tâm vui Xuân đón Tết.
b) Chủ động kiểm tra, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi, hồ chứa sau mùa mưa bão; vận hành hợp lý, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, có kế hoạch bảo đảm nguồn nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân và nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất, thủy điện; tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng, có giải pháp ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.
c) Rà soát, có kế hoạch, giải pháp bảo đảm cân đối cung, cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm để ổn định giá cả, tránh tình trạng thiếu hàng, sốt giá; tăng cường công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn cung, các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan, nhất là tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố
a) Tập trung rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn (hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào các địa phưong bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động, người bị mất việc làm,...) để quan tâm, chăm lo, kịp thời có chính sách hỗ trợ phù hợp. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà đúng đối tượng, đúng chế độ, công khai, minh bạch, tránh trùng lặp, chồng chéo, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, bảo đảm tất cả các đối tượng chính sách đều có quà và được nhận quà trước Tết, không để ai không có Tết.
b) Tăng cường kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; theo dõi, nắm tình hình chi trả lương, thưởng cho người lao động của doanh nghiệp, bảo đảm công chức, viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng và bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định, nhất là người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm tạm thời để có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
c) Tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bảo đảm tất cả các trẻ em đều được đón Tết vui tươi, đầm ấm; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới trong dịp Tết Nguyên đán; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, an toàn, tiết kiệm cho người dân; hướng dẫn bảo vệ trẻ em khỏi các sản phẩm và hoạt động văn hóa, thông tin, giải trí, đồ chơi độc hại, tệ nạn cờ bạc. Tăng cường công tác truyền thông về bình đẳng giới và các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
d) Theo dõi, kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng học viên bỏ trốn tập thể, phá hoại tài sản, cơ sở vật chất, gây mất ổn định tình hình chính trị, xã hội tại địa phương trong dịp Tết Nguyên đán.
6. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố
a) Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh có nguy cơ bùng phát mùa Đông - Xuân, dịch bệnh nguy hiểm mới nổi có khả năng xâm nhập vào tỉnh. Theo dõi, giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây, bùng phát lan rộng trong cộng đồng; chuẩn 5 bị đầy đủ hóa chất, vắc xin, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.
b) Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh, chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế ứng trực 24/24 giờ; có phương án bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, vật tư, thiết bị, bố trí giường bệnh, phương tiện sẵn sàng đáp ứng, phục vụ công tác điều trị, cấp cứu, nhất là tai nạn giao thông, cháy nổ, thương tích, ngộ độc thực phẩm,...
c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng; tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành, giám sát chặt chẽ, bảo đảm công tác an toàn thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
d) Đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh phục vụ Nhân dân, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm, nhất là về chất lượng thuốc, thuốc giả, thuốc không được phép lưu hành.
7. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố
Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giao tại Công điện số 09/CĐUBND ngày 13/12/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024 trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung các nhiệm vụ sau:
a) Tăng cường công tác điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải; Chủ động có kế hoạch bảo đảm đủ phương tiện vận chuyển hàng hóa và phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn trong dịp Tết, không để xảy ra tình trạng người dân chậm về quê ăn Tết do không có phương tiện vận chuyển; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, xe theo quy định; yêu cầu các đơn vị vận tải tuân thủ quy tắc giao thông, phòng ngừa tai nạn trên đường đèo dốc, thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa lái xe vi phạm về chở quá số người, tăng giá vé trái quy định; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tổ chức vận chuyển hàng hóa thông suốt trước, trong và sau dịp Tết, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
b) Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự tại các bến xe; kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn kỹ thuật các phương tiện tham gia giao thông; có biện pháp ngăn chặn việc vận chuyển trái phép hàng cháy nổ, hàng nguy hiểm, các sản phẩm, gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và không có chứng nhận kiểm dịch y tế trên các phương tiện vận tải.
c) Phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền về kế hoạch phục vụ vận tải Tết; thông báo công khai về Kế hoạch công tác phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân và số điện thoại đường dây nóng của cơ quan, đơn vị trong ngành giao thông vận tải có liên quan để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của hành khách và người dân.
8. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố
a) Triển khai các giải pháp giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện quan trọng của tỉnh và các lễ hội đầu năm. Chủ động nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh, trật tự an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, đối tượng phản động trong - ngoài; bảo đảm an ninh thông tin, an toàn mạng; bảo đảm an ninh trong công dân, giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu kiện phức tạp, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự; tăng cường các biện pháp phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép.
b) Tổ chức tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán; tập trung đấu tranh, triệt phá các loại tội phạm, nhất là tội phạm sử dụng vũ khí nóng, tội phạm gây án đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy; phát hiện và xử lý nghiêm các loại tệ nạn xã hội. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng pháo và vật liệu nổ; chú trọng triển khai các biện pháp phòng, chống cháy nổ, nhất là tại trụ sở làm việc, các nhà máy, nhà hàng, khách sạn, các khu vực đông dân cư; chủ động đấu tranh, ngăn chặn không để diễn ra tình trạng đốt pháo nổ trái phép trong dịp Tết.
c) Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại Công điện số 09/CĐ-UBND ngày 13/12/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024 trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nhất là liên quan đến sử dụng rượu, bia, chất cấm khi điều khiển phương tiện giao thông. Tăng cường rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm về an toàn phòng cháy, chữa cháy; chủ động sẵn sàng công tác cứu hộ, cứu nạn. Bảo đảm an ninh, an toàn các cơ sở giam, giữ; thực hiện các chế độ, chính sách với phạm nhân, trại viên trong dịp Tết.
9. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; chủ động nắm chắc tình hình biên giới; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan tổ chức tuần tra, kiểm soát, đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, buôn lậu và ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới, cửa khẩu.
10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố
a) Căn cứ điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao bảo đảm Nhân dân được đón Tết vui tươi, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong tỉnh.
b) Tiếp tục thực hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định; tăng cường hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, quản lý lễ hội của địa phương trước, trong và sau Tết Nguyên đán; kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội thu lợi bất chính, mê tín dị đoan. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch xây dựng kế hoạch bảo đảm chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn, đặc biệt là các dịch vụ ăn uống, lưu trú, phương tiện phục vụ khách du lịch đi lại thuận tiện, an toàn trong dịp Tết; niêm yết công khai giá dịch vụ; triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho khách du lịch; kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm.
11. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan; UBND các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh bảo đảm tuyệt đối an toàn mạng lưới, thông tin liên lạc thông suốt đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong dịp Tết. Bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục, an toàn hạ tầng kết nối Internet, các hệ thống đường truyền dữ liệu, thông tin của tỉnh kết nối với Trung ương. Tăng cường triển khai hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin quan trọng; theo dõi, giám sát, phát hiện xử lý sớm các nguy cơ mất an toàn thông tin mạng, dấu hiệu tấn công mạng, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh. Cử cán bộ kỹ thuật trực theo dõi, giám sát an toàn thông tin liên tục trong suốt kỳ nghỉ Tết.
b) Chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thực hiện đồng bộ giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh trong quá trình cung ứng dịch vụ; tăng cường kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính, kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định. Tổ chức rà soát, sắp xếp các bộ phận khoa học, hợp lý nhằm bảm đảm kịp thời lưu thoát thư, gói, kiện hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thất lạc, ứ đọng, mất mát gây phát sinh khiếu nại của khách hàng, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
c) Chỉ đạo các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở thông tin kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của tỉnh. Tăng cường thông tin, tuyên truyền về thành tựu của đất nước, không khí vui Xuân, đón Tết của Nhân dân trên cả nước, tình hình kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, giá cả, thị trường, phòng chống buôn lậu, hàng giả, trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy trước, trong, sau dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân 2024 
13. Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh
Tăng cường công tác theo dõi, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ cho đời sống dân sinh và hoạt động sản xuất, kinh doanh; cảnh báo kịp thời thiên tai, thời tiết nguy hiểm, bất thường cho các cơ quan, ban, ngành địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ công tác chỉ đạo phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, hướng dẫn các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý chất thải, thu gom và xử lý triệt đế chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
14. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố
Tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm.
Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương liên quan kiểm soát, ngăn ngừa hàng hóa sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường không đáp ứng về đo lường, chất lượng, có nguy cơ gây hại đến sức khỏe cộng đồng, môi trường góp phần bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
15. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố
Tăng cường tuyên truyền, quán triệt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm các quy định về văn hóa công vụ, kỷ cương hành chính, về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng thực hiện tốt các quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và thực hiện nếp sống văn minh; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi về tâm linh tại các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng; không để các đối tượng lợi dụng, tuyên truyền, kích động tụ tập đông người, gây phức tạp về an ninh trật tự; hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng có kế hoạch tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với tình hình mới.
16. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố
Tăng cường kiểm tra việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ hạ tầng đô thị thiết yếu (cung cấp nước sạch, thu gom xử lý rác thải, chiếu sáng đô thị...) bảo đảm thuận lợi, không để ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, đặc biệt là trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán.
17. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố
a) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và sử dụng pháo; nâng cao kỹ năng về phòng chống tai nạn, thương tích, phòng tránh các tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, nhất là an toàn trên không gian mạng.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học thực hiện nghiêm việc phân công trực và bảo vệ cơ quan, trường học dịp nghỉ Tết; thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023-2024 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng bảo đảm an toàn tuyệt đối cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng, chống cháy nổ.
18. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố
Tổ chức tốt việc tiếp công dân, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; tập trung giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở, nhất là các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài.
19. Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố
a) Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức các hoạt động thăm hỏi, chăm lo đến các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, các hộ nghèo, đồng bào tại các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
b) Tăng cường tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; theo dõi, nắm tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thông tin, báo cáo kịp thời các vụ việc phát sinh trong lĩnh vực đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là tình hình thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, thiếu đói dịp giáp hạt, các điểm nóng về an ninh trật tự trước, trong và sau Tết.
20. Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố
Đôn đốc các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương tổ chức, phân công trực Tết. Theo dõi sát tình hình trong dịp Tết, nhất là dịch bệnh, thị trường, giá cả, an ninh, quốc phòng, thiên tai..., kịp thời phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề phát sinh; tổng hợp báo cáo tình hình hằng ngày và cả kỳ nghỉ Tết theo quy định; chuẩn bị nội dung văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ sau Tết.
21. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu, Công Thông tin điện tử tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương Cập nhật kịp thời thông tin thị trường, giá hàng hóa, nhất là giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân; tình hình an ninh, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ trong các ngày trước, trong và sau Tết; cập nhật diễn biến thời tiết, cảnh báo thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống; chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái thù địch; tuyên truyền các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp, các thành tựu của đất nước và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội trong dịp Tết.
22. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chủ động triển khai các giải pháp đảm bảo đón tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 phù hợp với điều kiện, khả năng của địa phương, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, không sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng quy định tại Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.
b) Chú trọng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và quan tâm hỗ trợ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân; tổ chức chu đáo việc thăm hỏi, động viên thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới và những đơn vị làm nhiệm vụ trong những ngày Tết; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật của người dân. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách.
23. Các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh
Thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, đầu cơ găm hàng, niêm yết giá, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, tích trữ, đẩy giá cả hàng hóa lên cao để thu lợi bất chính, chú trọng các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down