Thời gian thực hiện Kế hoạch được chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2024 đến năm 2026, giai đoạn 2 từ năm 2027 đến năm 2030 với 08 nội dung để triển khai hiệu quả Đề án bao gồm: Thực hiện chỉ đạo điểm; Kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện; Xây dựng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ lãnh đạo UBND cấp xã, công chức Tư pháp - Hộ tịch; Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hòa giải ở cơ sở; Thu hút đội ngũ luật sư, luật gia, Hội thẩm nhân dân, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực pháp luật, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, người đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên tham gia, hỗ trợ cho công tác hòa giải; huy động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở; Tổ chức hội nghị lồng ghép trao đổi hai chiều giữa báo cáo viên và đại biểu tham dự, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ vướng mắc, vấn đề mới phát sinh trong công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi; Kiểm tra, khảo sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án, tổ chức tôn vinh, biểu dương, khen thưởng hòa giải viên, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong thực hiện Đề án.
Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này. UBND các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch, đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương./.