Thứ sáu, 29/03/2024, 05:24

Hội liên hiệp phụ nữ và Sở tư pháp tỉnh Lai Châu sơ kết 03 năm Chương trình Phối hợp

Chủ nhật - 30/08/2020 21:27 1.428 0
Thực hiện Chương trình phối hợp số 10/CTPH-STP-HLHPN ngày 27/3/2018 giữa Sở Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh về thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ; hòa giải cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022. Sua 03 năm thực hiện Sở Tư pháp và Hội Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Lai Châu đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
Tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ
Tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ
Công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở luôn được ngành Tư pháp và các cấp Hội phụ nữ quan tâm triển khai thực hiện như: Đội ngũ báo cáo viên thường xuyên được rà soát và kiện toàn, toàn tỉnh có 407 báo cáo viên pháp luật, trong đó có 62 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh (13 phụ nữ), 345 báo cáo viên pháp luật cấp huyện (48 phụ nữ). Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở cấp xã là 1.484 người (349 phụ nữ). 985 Tổ hòa giải ở cơ sở được thành lập với 5.224 hòa giải viên (mỗi tổ có ít nhất 1 hòa giải viên là phụ nữ). Để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ,  Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên của Hội, hiện nay có 27 báo cáo viên cấp tỉnh, 100 báo cáo viên cấp huyện, 828 tuyên truyền viên cơ sở. Hội LHPN tỉnh xây dựng hướng dẫn nội dung tuyên truyền hằng tháng, xây dựng tài liệu sinh hoạt quý, cung cấp thông tin tuyên truyền tới các cấp Hội, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở.
Việc miệng pháp luật được Ngành Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp triển khai, phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ thông qua các hội nghị tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng; lồng ghép trong các cuộc họp cơ quan, đơn vị, sinh hoạt chi hội, câu lạc bộ; họp thôn, bản, tổ dân phố… đã tổ chức được 3.639 cuộc cho 141.906 lượt phụ nữ, nổi bật như: Sở Tư pháp tham mưu tổ chức 03 hội nghị triển khai, quán triệt văn bản luật mới cho 300 lượt người, triển khai tuyên truyền trực tiếp tại hơn 30 xã cho hơn 2.000 lượt người, tổ chức truyền thông phòng, chống xâm hại trẻ em cho trên 3.000 học sinh tại một số trường THPT, THCS và Tiểu học trên địa bàn thành phố và huyện Than Uyên với hình thức hỏi đáp trực tiếp kết hợp trao học bổng cho 29 học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập, tổ chức 65 cuộc truyền thông về vận động hội viên, phụ nữ vùng ảnh hưởng tôn giáo tích cực thực hiện tốt cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" gắn với“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phòng, chống xâm hại trẻ em; mất cân bằng giới tính khi sinh và tảo hôn, kết hôn cận huyết...cho 7.248 người tham gia tại các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn, tổ chức 102 buổi truyền thông cho hơn 3.200 người dân tại cộng đồng về phòng, chống mua bán người và đi xa an toàn tại các bản của một số xã trong tỉnh. Trên địa bàn huyện Tam Đường, Phòng Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ huyện triển khai, tổ chức tuyên truyền pháp luật cho hơn 3.000 lượt hội viên, phụ nữ; huyện Mường Tè tổ chức tuyên truyền được 1.047 cuộc cho 60.345 lượt phụ nữ; huyện Sìn Hồ tổ chức 89 cuộc cho 4.254 phụ nữ; thành phố Lai Châu tổ chức được 29 hội nghị cho hơn 2.500 phụ nữ; huyện Nậm Nhùn tổ chức 12 buổi cho 3.100 lượt người.
Biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật: Ngành Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp đã biên soạn, phát hành nhiều loại tài liệu phổ biến pháp luật cho đội ngũ làm công tác PBGDPL, hội viên, phụ nữ và Nhân dân. Nổi bật, năm 2018: Sở Tư pháp phát hành hơn 700 cuốn Đề cương tuyên truyền pháp luật; 6 đầu sách tìm hiểu pháp luật các loại với số lượng hơn 2.000 cuốn, hơn 60.000 tờ gấp tìm hiểu pháp luật các loại. Năm 2019: Sở Tư pháp phát hành hơn 400 cuốn Đề cương tuyên truyền pháp luật; 1.000 sách tìm hiểu pháp luật các loại. Năm 2020: Sở Tư pháp biên soạn và cấp phát gần 405 cuốn đề cương tuyên truyền pháp luật, 910 cuốn sách hỏi đáp pháp luật, 37.800 tờ gấp tìm hiểu pháp các loại (biên soạn bằng tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Mông) và tiếp nhận, phát nhiểu loại tài liệu khác do Bộ Tư pháp cấp. Huyện Sìn Hồ phát hành 20.070 tờ gấp tuyên truyền, huyện Phong Thổ phát 10.413 tờ gấp, huyện Mường Tè phát 42.000 tờ gấp, Tân Uyên phát 13.000 tờ gấp tuyên truyền pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau,... Hội LHPN tỉnh in ấn và cấp phát 20.000 tờ rơi về phòng chống xâm hại trẻ em cho 8 huyện và thành phố, 3.400 tài liệu tuyên truyền về dịch bệnh,… Thông qua các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật: Trong 03 năm qua, Sở Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã tham mưu tổ chức, phát động hưởng ứng nhiều cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật cho Nhân dân nói chung và cho phụ nữ nói riêng. Tiêu biểu như Cuộc thi viết “Tìm hiểu pháp luật cho thanh, thiếu niên” thu hút 21.502 người tham dự thi; Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Lai Châu” năm 2020 thu hút 51.725 người dự thi; hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến trong đó có đông đảo phụ nữ tham gia, hưởng ứng cuộc thi, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho phụ nữ…
Trong thời gian tới hai ngành xác định tiếp tục tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp cấp ủy, chính quyền đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phụ nữ nói riêng, từng bước tạo được ý thức chủ động, tích cực tìm hiểu pháp luật và thói quen chấp hành pháp luật trong phụ nữ và Nhân dân; góp phần bảo vệ và phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giữ vững ổn định chính trị và an ninh quốc phòng tại địa phương; Tăng cường trao đổi, thông tin, phối hợp giữa hai ngành trong thực hiện nhiệm vụ phối hợp hằng năm. Phát huy vai trò của đơn vị đầu mối hai cơ quan trong việc tham mưu, theo dõi, đôn đốc, phối hợp triển khai nhiệm vụ. Hằng năm, hai ngành xây dựng Kế hoạch hoạt động, chú trọng một số nội dung trọng tâm, khả thi để thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và điển hình; Lồng ghép, gắn triển khai các nội dung phối hợp trong các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh và trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của hai ngành.
PBGDPL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down