Thứ ba, 05/11/2024, 20:31

Phổ biến, giáo dục pháp luật

Đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn

Đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn

  •   30/10/2020 04:10:00 AM
  •   Đã xem: 1572
  •   Phản hồi: 0
“Đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn” là một trong những nội dung chủ yếu được xác định trong Kế hoạch số 2448/KH-UBND ngày 30/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về Triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW, ngày 20 tháng 6 năm 2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020

Tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020

  •   26/10/2020 04:18:00 AM
  •   Đã xem: 1978
  •   Phản hồi: 0
Công văn đề nghị báo cáo tổng kết công tác PBGDPL năm 2020
V/v định hướng nội dung phổ biến,  giáo dục pháp luật quý II năm 2020

V/v định hướng nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật quý II năm 2020

  •   06/04/2020 11:01:00 AM
  •   Đã xem: 2543
  •   Phản hồi: 0
Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020; tình hình thực tế và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh định hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quý II năm 2020 như sau:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TUYÊN TRUYỀN MIỆNG TRONG PBGDPL

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TUYÊN TRUYỀN MIỆNG TRONG PBGDPL

  •   22/03/2020 10:51:00 PM
  •   Đã xem: 1340
  •   Phản hồi: 0
1. Khái niệm, vị trí, vai trò của tuyên truyền miệng trong phổ biến, giáo dục pháp luật
Tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật trong đó chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghe, hướng cho người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật.
PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG PHÁP LUẬT

PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG PHÁP LUẬT

  •   22/03/2020 10:50:00 PM
  •   Đã xem: 965
  •   Phản hồi: 0
1. Mở các lớp tập huấn

Nội dung tập huấn có thể là một văn bản pháp luật quan trọng kèm theo văn bản hướng dẫn thi hành hoặc nhiều văn bản pháp luật độc lập. Những văn bản pháp luật này có thể là văn bản tuyên truyền lần đầu hoặc là văn bản được tuyên truyền lặp lại. Học viên của lớp tập huấn là những báo cáo viên, biên tập viên, phóng viên, cán bộ thi hành pháp luật, cán bộ quản lý trong lĩnh vực văn bản điều chỉnh.

Ở các lớp tập huấn, giảng viên không chỉ giới thiệu về các nội dung cơ bản của văn bản mà phải đi sâu vào những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực nghiệp vụ nhất định: thẩm quyền của các chủ thể, các biện pháp quản lý, thủ tục tiến hành các công việc. Chú trọng đổi mới phương pháp tập huấn, kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại, lấy người học là trung tâm, áp dụng phương pháp tích cực, mọi người cùng tham gia, có sự trao đổi qua lại giữa học viên và giảng viên, huy động tính tích cực tham gia của học viên, giảng viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho học viên vừa học lý thuyết vừa thực hành; kết hợp với các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, băng hình để buổi tập huấn sinh động, người học dễ tiếp thu, thuộc bài ngay tại lớp và biết vận dụng thành thạo trong thực tiễn

Việc tổ chức các lớp tập huấn có thể ở quy mô lớn (mấy trăm người) cũng có thể ở quy mô nhỏ (mấy chục người). Lưu ý cần bố trí thời gian để triệu tập được đúng, đủ học viên, có quy chế để việc học tập được nghiêm túc. Cũng cần tổ chức viết thu hoạch hoặc kiểm tra, tổ chức đánh giá kết quả tập huấn (qua phiếu, phỏng vấn trực tiếp…), cấp chứng chỉ để kích thích ý thức và tinh thần học tập của học viên. Về hình thức nên có trang trí, khai mạc, bế mạc để lớp học trang trọng và tăng tính hiệu quả.
KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN MIỆNG VỀ PHÁP LUẬT

KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN MIỆNG VỀ PHÁP LUẬT

  •   22/03/2020 10:49:00 PM
  •   Đã xem: 864
  •   Phản hồi: 0
1. Gây thiện cảm ban đầu cho người nghe

Việc gây thiện cảm ban đầu cho người nghe rất quan trọng. Thiện cảm ban đầu thể hiện ở nhân thân, tâm thế và biểu hiện của người nói khi bước lên bục tuyên truyền. Danh tiếng, phẩm chất đạo đức, học hàm, học vị, chức vụ của người nói là nguồn thiện cảm ban đầu cho người nghe; kích thích người nghe háo hức chờ đón buổi tuyên truyền. Thiện cảm ban đầu tạo ra sự hứng thú, say mê của người nghe, củng cố được niềm tin về vấn đề đang tuyên truyền. Thiện cảm ban đầu còn được tạo ra bởi khung cảnh của hội trường, khung cảnh của diễn đàn, dáng vẻ bề ngoài, y phục, nét mặt, cử chỉ, phong thái, lời giao tiếp ban đầu. Như vậy, báo cáo viên cần phải tươi cười bao quát hội trường, có lời chào mừng, chúc tụng, có câu mở đầu dí dỏm, hài hước, công bố thời gian, chương trình làm việc rõ ràng, thoải mái... sẽ gây được thiện cảm ban đầu đối với người nghe. Thế nhưng, thiện cảm ban đầu chủ yếu là ở cách đặt vấn đề đầu tiên của người nói. Trong những phút đầu tiên của bài giới thiệu, người nói phải nêu được khoảng từ 3, 4 vấn đề chủ yếu mà người nghe cần tìm hiểu nhất. Ví dụ khi tuyên truyền cho đối tượng là công nhân về Bộ luật Lao động thì các vấn đề mà công nhân quan tâm nhất là hợp đồng lao động; bảo hộ lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; bảo hiểm xã hội... Việc nêu các vấn đề đó còn tuỳ thuộc ở khả năng thuyết trình của báo cáo viên. Báo cáo viên có thể bắt đầu từ một câu chuyện pháp luật được các phương tiện thông tin đại chúng nói đến nhiều thời gian qua hoặc có thể bắt đầu từ một bộ phim đã chiếu khá phổ biến hoặc cũng có thể bằng các tình huống xảy ra gần địa bàn nơi tổ chức tuyên truyền...
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUA BÁO CHÍ

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUA BÁO CHÍ

  •   22/03/2020 10:48:00 PM
  •   Đã xem: 1593
  •   Phản hồi: 0
1. Vai trò của báo chí trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, báo chí ở Việt Nam gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA MẠNG LƯỚI TRUYỀN THANH CƠ SỞ

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA MẠNG LƯỚI TRUYỀN THANH CƠ SỞ

  •   22/03/2020 09:09:00 AM
  •   Đã xem: 970
  •   Phản hồi: 0
1. Một số vấn đề chung về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng lưới truyền thanh cơ sở:

So với hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật qua báo chí, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng lưới truyền thanh cơ sở có đối tượng và phạm vi tác động hẹp hơn, được xác định cụ thể trong phạm vi một xã, phường, thị trấn hay một tổ dân phố, một thôn.
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUA MẠNG INTERNET

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUA MẠNG INTERNET

  •   22/03/2020 09:08:00 AM
  •   Đã xem: 1216
  •   Phản hồi: 0
1. Giới thiệu chung

10 năm qua, kể từ ngày chính thức được triển khai tại Việt Nam, Internet đã phát triển với một tốc độ rất nhanh chóng. Từ con số 0, chúng ta đã vượt qua cả Thái Lan, Philippin… thậm chí cả Trung Quốc để đứng thứ 3 toàn khu vực về mật độ dân cư sử dụng Internet. Internet đã có mặt ở mọi lĩnh vực của đời sống… Thống kê của Bộ Bưu chính viễn thông cho thấy, hiện nay, Internet đã đi vào 100% các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, các Bệnh viện trung ương, các Tập đoàn và các Tổng công ty nhà nước, 98% các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, 92% các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 50% các trường Trung học cơ sở, Bệnh viện cấp tỉnh, 26/26 Bộ Ngành, 56/64 tỉnh thành đã có Website riêng; ở những vùng sâu, vùng xa, hải đảo, Internet cũng đã có mặt để phục vụ nhân dân. Tuyên truyền pháp luật trên mạng internet là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Ưu điểm của hình thức này là có thể hướng tới phổ biến pháp luật cho nhiều đối tượng, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau như học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, doanh nhân, công nhân… Đây là một lợi thế lớn của Internet so với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khác.
KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

  •   22/03/2020 09:07:00 AM
  •   Đã xem: 2120
  •   Phản hồi: 0
1. Khái niệm về thi tìm hiểu pháp luật

Thi tìm hiểu pháp luật là hình thức thi do cơ quan nhà nư­ớc, các tổ chức, các doanh nghiệp tổ chức nhằm động viên, khuyến khích đối tượng tìm đọc, nâng cao hiểu biết pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đối t­ượng và nâng cao dân trí pháp lý.

Thi tìm hiểu pháp luật là một trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, là cầu nối chuyển tải những nội dung pháp luật vào cuộc sống, là hình thức sinh hoạt văn hoá pháp lý có sức hấp dẫn và hiệu quả.
CÁC LOẠI HÌNH THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

CÁC LOẠI HÌNH THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

  •   22/03/2020 09:06:00 AM
  •   Đã xem: 1222
  •   Phản hồi: 0
Thi tìm hiểu pháp luật đ­ược thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, do mục đích, yêu cầu, điều kiện, hoàn cảnh và khả năng cụ thể quyết định. Có 4 loại hình thư­ờng được áp dụng nhiều trên thực tế là: thi nói, thi viết, thi trên mạng và thi trắc nghiệm.

Một cuộc thi cũng có thể sử dụng một, một số hoặc sử dụng tổng hợp các loại hình này.
ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN TRONG THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN TRONG THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

  •   22/03/2020 09:06:00 AM
  •   Đã xem: 809
  •   Phản hồi: 0
Tuỳ mục đích, yêu cầu, quy mô, hình thức của cuộc thi và hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mà đối tư­ợng tuyên truyền của cuộc thi tìm hiểu pháp luật cũng khác nhau. Nh­ưng nhìn chung, đối t­ượng tuyên truyền của một cuộc thi tìm hiểu pháp luật gồm 2 nhóm chính: Ng­ười dự thi và người theo dõi cuộc thi.
ÁC CÔNG VIỆC CẦN TIẾN HÀNH KHI TỔ CHỨC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

ÁC CÔNG VIỆC CẦN TIẾN HÀNH KHI TỔ CHỨC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

  •   22/03/2020 09:04:00 AM
  •   Đã xem: 1139
  •   Phản hồi: 0
Mỗi cuộc thi tìm hiểu pháp luật thư­ờng có ba giai đoạn với các công việc chính sau:

1. Giai đoạn chuẩn bị

1.1. Hình thành chủ trương về cuộc thi

Thông th­ường căn cứ để hình thành chủ trư­ơng về cuộc thi là:

- Ý nghĩa thời sự, tầm quan trọng của chủ đề pháp luật.

- Yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hình thành chủ trư­ơng về cuộc thi;

- Đối t­ượng cần ư­u tiên phổ biến, giáo dục pháp luật trong từng thời kỳ;

- Tình hình thực hiện pháp luật;

Cơ quan có sáng kiến về cuộc thi cần lập Tờ trình trình lãnh đạo xin ý kiến. Sau khi đ­ược cấp có thẩm quyền phê duyệt, Tờ trình sẽ là cơ sở tiến hành các b­ước tiếp theo để tổ chức cuộc thi.
BIÊN SOẠN SÁCH PHÁP LUẬT PHỔ THÔNG

BIÊN SOẠN SÁCH PHÁP LUẬT PHỔ THÔNG

  •   22/03/2020 09:04:00 AM
  •   Đã xem: 3342
  •   Phản hồi: 0
1. Phổ biến pháp luật thông qua sách pháp luật

Sách pháp luật là một loại tài liệu phổ biến pháp luật. Phổ biến pháp luật thông qua văn hoá đọc của người đọc sách là hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đặc thù. Đặc trưng của hình thức này là truyền bá những nội dung, kiến thức pháp luật thiết yếu trong đời sống cho mọi người thông qua việc đọc sách. Người dân có thể chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận kiến thức pháp luật qua việc đọc sách, nghiên cứu sách để đáp ứng nhu cầu của bản thân.
BIÊN SOẠN ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT

BIÊN SOẠN ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT

  •   22/03/2020 09:03:00 AM
  •   Đã xem: 1226
  •   Phản hồi: 0
1. Một số vấn đề chung

1.1. Khái niệm đề cương

Đề cương tuyên truyền văn bản pháp luật là tài liệu dùng để tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn, phổ biến một văn bản pháp luật, một vấn đề pháp lý mà người sử dụng có thể dựa vào đó để nghiên cứu nội dung văn bản, các trọng tâm cần tập trung tuyên truyền, phổ biến văn bản hoặc để biên soạn các tài liệu tuyên truyền khác một cách cụ thể, sát hợp, sinh động, phù hợp với bối cảnh, đối tượng nhưng vẫn đảm bảo cho đối tượng hiểu chính xác nội dung văn bản và thực hiện thống nhất. Mặt khác, đề cương tuyên truyền còn có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức triển khai tuyên truyền văn bản pháp luật phù hợp với từng loại đối tượng, trên từng địa bàn.
BIÊN SOẠN TỜ GẤP TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT

BIÊN SOẠN TỜ GẤP TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT

  •   22/03/2020 09:02:00 AM
  •   Đã xem: 1140
  •   Phản hồi: 0
1. Khái niệm, vị trí, vai trò của tờ gấp pháp luật

1.1. Khái niệm

Tờ gấp tuyên truyền pháp luật là một loại tài liệu tuyên truyền pháp luật được biên soạn một cách ngắn gọn, rõ ràng trên khuôn khổ một tờ giấy nên dễ dàng, thuận tiện trong sử dụng, là một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật hiệu quả.
XÂY DỰNG BĂNG TIẾNG, BĂNG HÌNH TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT

XÂY DỰNG BĂNG TIẾNG, BĂNG HÌNH TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT

  •   22/03/2020 09:01:00 AM
  •   Đã xem: 842
  •   Phản hồi: 0
1. Một số vấn đề chung về xây dựng băng tiếng, băng hình tuyên truyền pháp luật:

Băng tiếng, băng hình tuyên truyền pháp luật là một trong những tài liệu tuyên truyền pháp luật hiệu quả, truyền tải kiến thức pháp luật đến mọi người thông qua tiếng nói, hình ảnh.

Việc tuyên truyền pháp luật thông qua băng tiếng, băng hình có những ưu điểm và nhược điểm sau đây
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA CÂU LẠC BỘ PHÁP LUẬT

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA CÂU LẠC BỘ PHÁP LUẬT

  •   22/03/2020 09:00:00 AM
  •   Đã xem: 3986
  •   Phản hồi: 0
1. Khái niệm Câu lạc bộ pháp luật

Câu lạc bộ pháp luật là tổ chức được thành lập và hoạt động trên tinh thần tự nguyện tham gia của những người có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, tích cực đấu tranh bảo vệ pháp luật, nhiệt tình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Thông qua các hoạt động sinh hoạt của Câu lạc bộ nhằm góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, gây dựng lòng tin đối với pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật của các hội viên nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung tại địa bàn.

Tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật được thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy chế, điều lệ tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chính sách pháp luật của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu lạc bộ pháp luật hoạt động định kỳ, thường xuyên dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của ngành Tư pháp.
THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ PHÁP LUẬT

THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ PHÁP LUẬT

  •   22/03/2020 08:59:00 AM
  •   Đã xem: 5849
  •   Phản hồi: 0
1. Xây dựng, thành lập Câu lạc bộ pháp luật

1.1. Khảo sát, lựa chọn địa điểm nơi thành lập Câu lạc bộ

Khảo sát, lựa chọn địa điểm thành lập Câu lạc bộ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đầu tiên trong quá trình thành lập và đưa Câu lạc bộ đi vào hoạt động. Hoạt động này do cơ quan tư pháp các cấp trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thực hiện, hoặc cũng có thể do bất kỳ một cơ quan, đơn vị, đoàn thể nào tiến hành nếu có nhu cầu xây dựng Câu lạc bộ. Việc khảo sát có thể được tiến hành ở cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ sở thông qua kết quả đi thực tế điều tra, khảo sát hoặc xây dựng các phiếu điều tra tổng hợp.

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down