Chủ nhật, 19/01/2025, 15:50

Triển khai, thực hiện Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 01/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thứ tư - 11/12/2024 20:03 115 0
Ngày 11/12/2024 Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Công văn số 5049/UBND-KTN về triển khai, thực hiện Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 01/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh đã bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, điều hành của Nhà nước, công tác thực hành tiết kiệm (THTK), chống lãng phí (CLP) đã có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả tích cực trên các lĩnh vực, góp phần thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, tài chính, ngân sách, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP vẫn còn tồn tại, hạn chế như: Việc ban hành chương trình, kế hoạch THTK, CLP của một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa đầy đủ, chậm ban hành; chấp hành chế độ báo cáo còn chưa kịp thời, chưa đầy đủ theo yêu cầu; công tác sắp xếp, xử lý tài sản còn chậm, việc thực hiện một số quy định về quản lý, sử dụng tài sản công chưa nghiêm; triển khai thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn còn chậm dẫn đến thu ngân sách từ nguồn thu sử dụng đất đạt thấp; thực hiện THTK, CLP tại một số cơ quan, đơn vị chưa hiệu quả, có địa phương, đơn vị còn để xảy ra, nguy cơ xảy ra lãng phí; kinh phí tiết kiệm được từ nguồn chi thường xuyên, tỷ lệ giải ngân vốn sự nghiệp các Chương trình mục tiêu quốc gia còn thấp.
Nhằm đẩy mạnh việc THTK, CLP theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 01/12/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan Đảng, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
1. Các sở, ban, ngành, cơ quan Đảng, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
- Tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả các văn bản về công tác THTK, CLP của Trung ương1, địa phương2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về THTK, CLP; trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu THTK, CLP năm 2024 và các năm tới theo định hướng, chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật về THTK, CLP và Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 01/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua theo Kế hoạch số 376/KH-UBND ngày 09/02/2023 của UBND tỉnh và Hướng dẫn số 1215/HD-UBND ngày 05/4/2024 về khen thưởng thành tích trong phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn tỉnh. Kịp thời biểu dương,
khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong việc thực hiện công tác THTK, CLP.
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cao nhất cho người dân và Doanh nghiệp, gắn việc THTK, CLP và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Khẩn trương hoàn thiện rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, kiến nghị bãi bỏ các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh không cần thiết, khó xác định, không phù hợp thực tiễn; tạo điều kiện tốt nhất trong thu hút đầu tư; tối ưu hóa quy trình làm việc; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
- Xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa THTK, CLP trở thành tự giác, tự nguyện. Xây dựng văn hóa tiết kiệm, CLP trong các cơ quan, tổ chức; khuyến khích Nhân dân tăng cường THTK, CLP, tạo thói quen quý trọng tài sản của Nhà nước, công sức của Nhân dân, sự đóng góp của tập thể và công sức của mỗi cá nhân. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng văn hóa tiết kiệm, ý thức tiết kiệm; tư duy làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả, hình thành trách nhiệm đạo đức xã hội gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật.
2. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về THTK, CLP và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến THTK, CLP nhằm nâng cao, thống nhất nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của công tác THTK, CLP đối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.
3. Sở Tài chín
3.1. Về quản lý ngân sách nhà nước: 
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách theo Luật Kế toán; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; tăng cường THTK, CLP trong sử dụng ngân sách nhà nước; triệt để cắt giảm chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển, nhất là các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, thiết yếu. Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý chi thường xuyên, tăng cường đấu thầu, đặt hàng, khoán kinh phí, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước và việc chấp hành các qui định về THTK, CLP; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong việc thực hiện cơ chế tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
3.2. Về quản lý, sử dụng tài sản công
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh: Tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 10/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Tập trung thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công; hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công, xây dựng Cơ sở dữ liệu thành phần để kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; tăng cường công tác kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện rà soát lại toàn bộ tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định, không để lãng phí, thất thoát tài sản của nhà nước.
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm công tác Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 01/03/2024 và Kế hoạch số 2374/KH-UBND ngày 21/6/2024 của UBND tỉnh về tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.
3.3. Về quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp: Tăng cường công tác quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng công tác giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Doanh nghiệp có vốn nhà nước.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh: Khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 06/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 4655/UBND-TH ngày 18/11/2024 của UBND tỉnh về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai hoàn thành, đưa vào sử dụng, chống lãng phí, thất thoát. Tăng cường tổ chức thực hiện Luật Đầu tư công, đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, kiên quyết cắt giảm các thủ tục không cần thiết.
- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tập trung tham mưu, chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, không để xảy ra thất thoát, lãng phí. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi, giám sát tiến độ dự án đầu tư công.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào lập và giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý đất đai; công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định; dự báo, cảnh báo điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý, bảo vệ tài nguyên nước, khoáng sản chưa khai thác và bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công tác quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường; rà soát, đánh giá đúng thực trạng các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất trên phạm vi toàn tỉnh, đề xuất các giải pháp, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm giải phóng nguồn lực đất đai, đẩy nhanh việc thực hiện dự án, đưa đất đai vào sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phát huy nguồn lực đất đai.
6. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh: Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII theo Kế hoạch số 299-KH/TU ngày 22/11/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một
số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chínhtrị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Quản lý chặt chẽ thời gian lao động, kiểm tra, giám sát chất lượng, đảm bảo năng suất, hiệu quả công việc và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức trong khu vực Nhà nước.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh: Thực hiện rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức sau khi có quy định của Trung ương. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường công tác kiểm tra công vụ.
7. Thanh tra tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan: Tăng cường công tác thanh tra xử lý nghiêm các vi phạm trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước; quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp nhà nước; việc chấp hành các quy định về THTK, CLP; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm, dễ xảy ra vi phạm như đất đai, đầu tư công, xây dựng, tài chính công, tài nguyên, khoáng sản. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí.
- Hằng năm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch tự kiểm tra nội bộ về thực hiện các quy định của pháp luật về THTK, CLP đối với hoạt động của cơ quan, đơn vị; kịp thời chấn chỉnh, xử lý và đề ra những giải pháp khắc phục những hạn chế (nếu có).
8. Sở Tư pháp: Thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành, lĩnh vực, kịp thời đề xuất, sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với thực tế.
9. Các Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực tài chính, đổi mới quản trị, công nghệ, cơ cấu lại sản phẩm, ngành, nghề sản xuất kinh doanh, cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch các Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ nghiêm túc triển khai thực hiện./
Công văn số 5049/UBND-KTN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down