Thứ hai, 18/03/2024, 23:24

Lai Châu: Triển khai, thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Thứ ba - 21/07/2020 23:04 640 0
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, UBND tỉnh đã kịp thời, thường xuyên, đồng bộ ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo trên tất cả các lĩnh vực, tập trung vào đẩy mạnh các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, minh bạch thông tin, quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận một cửa các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho doanh nghiệp; đặc biệt là tác phong, lề lối, thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp được nâng cao; công tác đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp được quan tâm tổ chức; thường xuyên cập nhật kịp thời các văn bản mới, cũng như văn bản chỉ đạo điều hành của tỉnh đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh và các sở, ngành, địa phương.
Lãnh đạo tỉnh Lai Châu tặng bức tranh lưu niệm cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam (Ảnh Báo Lai Châu)
Lãnh đạo tỉnh Lai Châu tặng bức tranh lưu niệm cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam (Ảnh Báo Lai Châu)
Số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động dự kiến đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu là 1.572 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ là 33.372 tỷ đồng (đạt mục tiêu theo kế hoạch của tỉnh đề ra là 1.500 doanh nghiệp). Tuy nhiên, về quy mô chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ nên nguồn lực vốn đầu tư còn hạn chế, năng lực cạnh tranh chưa cao.
Trong giai đoạn 2016-2020 sự đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào GRDP là 4.160 tỷ đồng và vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tại địa phương là: 29.871 tỷ đồng. Công tác sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Giai đoạn 2016-2020 tỉnh Lai Châu thực hiện cổ phần hóa 01 và thoái vốn 07 doanh nghiệp; kết quả đến nay đã thực hiện thoái vốn nhà nước 4/7 doanh nghiệp, 02/7 doanh nghiệp tiếp tục thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 và 01 doanh nghiệp tạm dừng thực hiện để chuyển sang giai đoạn 2021-2025 thực hiện thoái vốn và 01 doanh nghiệp đang thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn 2016-2020 là 14.704 triệu đồng cho trên 600 lượt doanh nghiệp. Trong đó, tập trung hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với kinh phí 288 triệu đồng; hỗ trợ khuyến công 5.416 triệu đồng; hỗ trợ đầu tư cho 02 doanh nghiệp là 9 tỷ đồng.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều nhiệm vụ giải pháp, như:
Cải cách hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
 Đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ theo tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp: Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng từ 2016 đến năm 2020; Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Kết quả, từ năm 2016 đến tháng 5/2020, cử đi học: Sau đại học 232 người; Đại học 476 người; bồi dưỡng, ngạch chuyên viên cao cấp 44 người, chuyên viên chính và tương đương 347 người. Mở 757 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, vị trí việc làm, kỹ năng lãnh đạo quản lý, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc với 56.205 lượt người tham gia.
Định kỳ hàng năm tỉnh đã tổ chức đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan báo chí để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh liên quan đến cơ chế, chính sách và công tác quản lý nhà nước để điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, duy trì chương trình Cafe doanh nhân giữa Lãnh đạo tỉnh và doanh  nghiệp có hiệu quả, qua đó tạo sự lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp.
Thành lập và duy trì đường dây nóng trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lai Châu để tiếp nhận ý kiến và kiến nghị của tổ chức cá nhân nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp kịp thời.
Chỉ đạo và chịu trách nhiệm đẩy mạnh triển khai có hiệu quả việc thực hiện Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), giảm chi phí, hàng năm tỉnh Lai Châu đã ban hành Kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, kế hoạch rà soát quy định TTHC hàng năm; ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác kiểm soát về công bố, công khai thủ tục hành chính; quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; công tác truyền thông.... Cùng với đó, Ủy ban nhân dân tỉnh ký công bố 167 Quyết định ban hành các TTHC mới; TTHC được sửa đổi, bổ sung; TTHC thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ theo thẩm quyền với tổng số 5.187 lượt TTHC ban hành mới, TTHC được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế bãi bỏ, hủy bỏ. Các TTHC sau khi Chủ tịch UBND tỉnh công bố được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC theo quy định.
Công tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả. 100% các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ, tỉnh đã thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 01 Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, 01 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa tại Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng và 04 cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; 08/08 huyện, thành phố, 106/106 xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Toàn tỉnh đã thực hiện 1.778 thủ tục hành chính (cấp tỉnh 1.513, cấp huyện 192, cấp xã 73), trong đó thực hiện liên thông 406 thủ tục hành chính (liên thông cùng cấp 261 thủ tục hành chính, liên thông các cấp 145 thủ tục hành chính).
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, UBND tỉnh đã triển khai và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã tiếp tục triển khai có hiệu quả phần mềm Hệ thống một cửa điện tử liên thông 4 cấp VNPT –Igate trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm báo cáo, Cổng dịch vụ công tích hợp một cửa điện tử của tỉnh đăng tải 2.077 dịch vụ công, trong đó: 1.941 dịch vụ công mức độ 1, 2;  63 dịch vụ công mức độ 3; 73 dịch vụ công mức độ 4, tại đây công dân, doanh nghiệp có thể thực hiện nhanh chóng thuận tiện việc nộp hồ sơ trực tuyến, tra cứu thủ tục, nhận kết quả của các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã.
Thường xuyên tổ chức quán triệt đến cán bộ công chức về đạo đức công vụ, cải cách hành chính; chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu; tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp. Công khai quy trình và cán bộ có trách nhiệm xử lý hồ sơ, tăng cường thanh tra công vụ; kiên quyết xử lý các cán bộ vi phạm quy trình xử lý hồ sơ, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Đảm bảo quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp
Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện các quy định về đất đai, xây dựng, môi trường, đầu tư, kinh doanh, thuế và các thủ tục hành chính liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực và đầu tư, tạo sự bình đẳng công bằng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tiếp cận tín dụng, đất đai và các nguồn lực tài chính của nhà nước kết quả cụ thể như sau:
- Tiếp cận về đất đai, môi trường: Công tác đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện tốt, đảm bảo thời gian theo quy định và đã rà soát cắt giảm 20% thời gian thực hiện TTHC về đất đai; 50% thời gian thực hiện TTHC về môi trường. Trong giai đoạn 2016-2020 đã Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho 129 tổ chức trên địa bàn tỉnh; phê duyệt 8 khu vực khoáng sản không đấu giá quyền khai thác; đấu giá 13 khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho 13 tổ chức; cấp 15 Giấy phép thăm dò khoáng sản; 11 giấy phép khai thác khoáng sản; 01 giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; 01 giấy phép gia hạn khai thác khoáng sản; 26 bản xác nhận đăng ký thu hồi khai thác khoáng sản đá, cát làm vật liệu xây dựng thông thường; 01 quyết định thu hồi khai thác khoáng sản đá, cát làm vật liệu xây dựng thông thường; 11 quyết định cho phép khai thác khoáng sản đá, cát làm vật liệu xây dựng thông thường; 03 quyết định điều chỉnh bổ sung công nghệ khai thác khoáng sản; 15 quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản; 01 quyết định chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản; 04 hồ sơ đề án đóng cửa mỏ khoang sản; 03 giấy phép khai thác sử dụng nước mặt.
- Tiếp cận về xây dựng: Duy trì cấp phép xây dựng trong thời gian tối đa 15 ngày làm việc đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và 10 ngày đối với nhà ở riêng lẻ và thời gian thẩm định quy hoạch không quá 20 ngày; duy trì thời gian thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định dự án, thiết kế bản vẽ thi công tổng dự toán từ 5-10 ngày.
- Các ngành đã tập trung đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh như:
+ Hướng dẫn các thủ tục cấp giấy chứng nhận; thủ tục xuất, nhập khẩu và kiểm dịch động vật thực vật nhanh chóng chính xác không ảnh hưởng đến thời gian lưu thông. Trong giai đoạn 2016-2020 đã làm thủ tục kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu, tái xuất khẩu được 6.358 lô hàng; kiểm dịch vận chuyển nhập khẩu vào tỉnh 145 chuyến hàng; kiểm tra, giám sát 545 container hàng quá cảnh.
+ Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giới thiệu sản phẩm, tiếp cận với các đối tác nước ngoài; tiếp tục thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành, chỉ đạo sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, thủy sản để tạo ra sản phẩm đáp ứng thị trường.
- Giao thông vận tải: Đơn giản hóa việc cấp mới, cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu, biển hiệu cho phương tiện vận tải hiện còn 04 thủ tục; hoạt động vận tải đường thủy 28 thủ tục; hoạt động quản lý đào tạo sát hạch Giấy phép lái xe và các loại giấy phép tập lái 13 thủ tục. Thực hiện thủ tục hành chính qua mạng đối với cấp đổi Giấy phép lái xe các hạng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế: Ngành thuế đã tập trung cải cách thủ tục hành chính bằng cách giảm các hệ thống mẫu biểu, hồ sơ phải kê khai, thực hiện triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian kê khai nộp thuế cho người nộp thuế. Đã triển khai 100% doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử.
- Triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2015 tại Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố; rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục nộp bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp; đơn giản hóa thủ tục hành khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế; tiếp nhận và trả kết quả TTHC cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động qua hệ thống bưu điện và giao dịch điện tử; duy trì 100% các đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch điện tử.
- UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện thành phố rà soát các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm để điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ cho phù hợp với thị trường và quyền kinh doanh của doanh nghiệp như: Rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 tỉnh Lai Châu, rà soát phê duyệt kế hoạch, bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm các huyện, thành phố để làm căn cứ thực hiện dự án; quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2020; đề án phát triển chăn nuôi; đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đề án phát triển cây mắc ca,... đồng thời rà soát bãi bõ các quy hoạch không còn phù hợp như quy hoạch vật liệu xây dựng, quy hoạch mạng lưới xăng dầu,... nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận thông tin cần thiết về các tiềm năng, thế mạnh cơ hội đầu tư kinh doanh và định hướng phát triển của tỉnh.
- Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; kết nối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế như:
+ Hỗ trợ thu hút các doanh nghiệp liên kết, liên doanh với người dân đầu tư trồng và phát triển cây mắc ca, đến nay được khoảng 3.774 ha (quy ra diện tích trồng thuần).
+ Hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp liên kết, liên doanh đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô 12.000 con lợn thương phẩm.
+ Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong xây dựng và củng cố thương hiệu và một số thủ tục pháp lý.
- Đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, bao gồm cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả, tạo cơ hội cho doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển.
+ Trong giai đoạn 2016-2020 thực hiện cổ phần hóa 01 doanh nghiệp là Công ty TNHH thủy điện huyện Mường Tè, đến nay đang thực hiện theo kế hoạch.
+ Trong giai đoạn 2016-2020 thực hiện thoái vốn 07 doanh nghiệp (năm 2017 thực hiện thoái vốn 02 doanh nghiệp: Công ty Cổ phần thương mại huyện Mường Tè, Công ty Cổ phần thương mại tỉnh Lai Châu; năm 2018 thực hiện thoái vốn 05 doanh nghiệp: Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng cầu đường 3 Lai Châu, Công ty Cổ phần xây dựng và quản lý Cầu đường I Lai Châu, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Lai Châu, Công ty Cổ phần thương mại Sìn Hồ Lai Châu, Công ty Cổ phần nước sạch Lai Châu; năm 2019 tiếp tục thực hiện thoái vốn cho Công ty Cổ phần nước sạch tỉnh Lai Châu). Đến nay, mới hoàn thành việc thoái vốn tại 4/7 doanh nghiệp gồm: Công ty Cổ phần thương mại tỉnh Lai Châu, Công ty Cổ phần thương mại Sìn Hồ Lai Châu, Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng cầu đường 3 Lai Châu, Công ty Cổ phần xây dựng và quản lý Cầu đường I Lai Châu và thoái vốn được một phần cho Công ty Cổ phần môi trường đô thị Lai Châu; còn 2/7 doanh nghiệp tiếp tục thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 là Công ty Cổ phần môi trường đô thị Lai Châu, Công ty Cổ phần thương mại huyện Mường Tè và tạm dừng thoái vốn Công ty Cổ phần nước sạch Lai Châu để chuyển sang giai đoạn 2021-2025 thực hiện.
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh: Đào tạo, tư vấn, thông tin, thị trường …
+ Triển khai 32 đề án khuyến công với tổng kinh phí hỗ trợ là 5.416,4 triệu đồng, trong đó: Khuyến công quốc gia 19 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ là 3.555 triệu đồng; khuyến công địa phương 13 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ là 1.861,4 triệu đồng, tập trung chủ yếu vào hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn thành lập doanh nghiệp và đánh giá sản xuất sạch hơn; cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công. Thông qua các chương trình, đề án khuyến công đã khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất nông nghiệp nâng cao năng lực quản lý, năm bắt thông tin thị trường; tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa để đưa ra thị trường với những sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu.
+ Hỗ trợ một số đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh tham gia hội chợ, triển lãm tổ chức tại các tỉnh: Tuyên Quang, Sơn La, Thái Bình, Ninh Bình, Phú Thọ, Lào Cai, Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Nam, thông qua các hội chợ đã giới thiệu đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong cả nước các sản phẩm thế mạnh của tỉnh như: Chè chế biến các loại, miến dong Bình Lư, vải thổ cẩm, gạo tẻ dâu, đá đen các loại, tăm hương, sản phẩm đồ gỗ và một số sản phẩm khác. Các sản phẩm, hàng hóa tham gia trưng bày giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm đều được Ban tổ chức, các đơn vị tham gia, người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
+ Tổ chức hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh với 360 lượt học viên, số tiền là 288 triệu đồng.
+ Hỗ trợ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cho 2 dự án với kinh phí 9 tỷ đồng.
Bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp
Hàng năm Thanh tra tỉnh cùng các sở ngành và UBND các huyện, thành phố đã thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, loại bỏ sự trùng lặp về nội dung, thời điểm, đối tượng thanh tra, kiểm tra; kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (không quá một lần/năm); kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Chỉ đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down