Người Mông ở Lai Châu cũng có đủ 5 ngành chính, được phân bổ ở các địa bàn như sau:
Nhóm Mông Trắng (Mông Đơư) là ngành có dân số đông nhất, chiếm trên 60% số người Mông toàn tỉnh, cư trú ở 8 huyện, thành phố tập trung nhất ở các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Than Uyên. Ở Sìn Hồ, họ sống tập trung chủ yếu ở 2 bản cao nhất của xã và một bản vùng thấp giáp xã Chăn Nưa, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, không xen lẫn với các dân tộc khác. Nhóm Mông Trắng chủ yếu sống ở vùng cao, nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm, độ cao từ 1000 - 1600m.
Nhóm Mông Hoa (Mông Lềnh) cư trú ở các huyện Tam Đường, Tân Uyên.
Nhóm Mông Đen (Mông Đu) cư trú ở các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ.
Nhóm Mông Đỏ (Mông Si) chiếm tỷ lệ nhỏ, sinh sống trên địa bàn các xã Dào San, Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ.
Nhóm Mông Xanh (Mông Sua) chiếm tỷ lệ nhỏ, sinh sống ở bản Ma Sang, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn.
Tuy phân biệt thành 5 ngành Mông khác nhau, nhưng cơ bản giống nhau về văn hóa, phong tục, tập quán. Sự khác nhau giữa các ngành này chủ yếu dựa trên trang phục của người phụ nữ.
Tại Lai Châu, tính đến thời điểm 31-12-2018, dân tộc Mông có 19.320 hộ, 106.090 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 23,51% dân số toàn tỉnh; sinh sống tại 8 huyện, thành phố. Trong đó, thành phố: 540 hộ, 1.334 nhân khẩu; huyện Tam Đường: 3.982 hộ, 20.834 nhân khẩu; huyện Than Uyên: 1.241 hộ, 7.029 nhân khẩu; huyện Tân Uyên: 1.844 hộ, 10.506 nhân khẩu; huyện Phong Thổ: 3.950 hộ, 21.361 nhân khẩu; huyện Sìn Hồ: 5.142 hộ, 28.701 nhân khẩu; huyện Mường Tè: 1.070 hộ, 7.174 nhân khẩu; huyện Nậm Nhùn: 1.551 hộ, 9.151 nhân khẩu.
Ý kiến bạn đọc