Thứ năm, 19/12/2024, 03:56

KẾT QUẢ 10 NĂM TRIỂN KHAI LUẬT PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

Thứ hai - 31/10/2022 00:02 1.161 0
Ngay sau khi Luật PBGDPL được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua, Sở Tư pháp đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, các địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc Luật phổ biến GDPL đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Kết quả nổi bật trong 10 năm qua
- Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh đã chỉ đạo kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hiện nay toàn tỉnh có 63 Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; 437 báo cáo viên pháp luật cấp huyện; 1.580 tuyên truyền viên pháp luật ở cấp xã.

- Nội dung phổ biến GDPL trong thời gian qua được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật PBGDPL. Cụ thể các cơ quan, đơn vị tập trung tuyên truyền quy định của Hiến pháp; các văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực quản lý nhà nước; các quy định của pháp luật mới được ban hành; các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân hoặc dư luận xã hội đang quan tâm.
z3842841125129 ebee920cf2a57a92e934f31150454052
   Hình ảnh tại buổi truyền thông trợ giúp pháp lý 
 
- Các ngành, các địa phương trong tỉnh đã lựa chọn các hình thức phổ biến GDPL phong phú, phù hợp tình hình thực tiễn như: Tuyên truyền miệng; Thông qua các Cuộc thi tìm hiểu pháp luật; Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật; Thông qua các phiên toà xét xử lưu động; Thông qua hoạt động khai thác tủ sách pháp luật…Đặc biệt, thời gian gần đây các ngành, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến GDPL như: đã tổ chức Hội nghị phổ biến các văn bản pháp luật bằng hình thức trực tuyến từ tỉnh đến cấp xã; Tuyên truyền pháp luật trên các Trang thông tin điện tử của các ngành, các địa phương…cụ thể:
Trong 10 năm qua các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã thực hiện trên 64 nghìn Cuộc tuyên truyền pháp luật cho hơn 4,5 triệu lượt người; Truyền thông và Tư vấn pháp luật cho trên 50 nghìn lượt người; Tổ chức 50 Cuộc thi tìm hiểu pháp luật; phát hành hơn 2.000 cuốn đề cương và 650 cuốn sách tìm hiểu pháp luật; 1.200 cuốn Sổ tay hòa giải ở cơ sở; 200.000 tờ gấp tìm hiểu pháp luật; in sao 2.000 đĩa tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật. Ngoài ra, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu đã mở các chuyên mục “chính sách pháp luật” để phục vụ tuyên truyền giáo dục pháp luật ở địa phương.
z3842772815992 352c8ee1debd86cbf615de182bc2cba4

                                                      Hình ảnh tại buổi tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Luật phổ biến GDPL còn những khó khăn, tồn tại hạn chế đó là
- Các Chương trình, Đề án về phổ biến GDPL thì nhiều, mục tiêu lớn nhưng thiếu nguồn lực đảm bảo thực hiện, nhất là tại các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách; chính sách xã hội hóa phổ biến GDPL chưa được triển khai rộng rãi và chưa thu hút được nhiều nguồn lực hỗ trợ, tài trợ. Kinh phí dành cho hoạt động PBGDPL chủ yếu vẫn do ngân sách Nhà nước bảo đảm.
- Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, tuy đã được bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến GDPL, nhưng khả năng truyền đạt và kĩ năng phổ biến GDPL ở một số báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật còn hạn chế. 
- Tài liệu để phục vụ cho công tác giảng dạy, tham khảo phổ biến GDPL ở các trường học chủ yếu ở dạng giáo trình, chưa đa dạng và sinh động. Nội dung bài giảng bộ môn Giáo dục công dân ở nhà trường biên soạn trên cơ sở bám sát văn bản quy phạm pháp luật, thiếu sức hấp dẫn đối với cả người dạy và người học.
- Hình thức và phương pháp tuyên truyền, PBGDPL có lúc, có nơi còn đơn điệu, không hấp dẫn người nghe. Việc xác định đối tượng, lĩnh vực, địa bàn ưu tiên triển khai các hoạt động PBGDPL còn hạn chế. Đặc biêt, một số đối tượng được phổ biến GDPL theo quy định tại Luật khó thực hiện, đặc biệt, là nạn nhân bị bạo lực gia đình; người khuyết tật hoặc người đã chấp hành xong hình phạt tù,...vì các đối tượng này họ sống trong mặc cảm, ngại tiếp xúc với người xung quanh, nên gây khó khăn cho cán bộ khi tiếp xúc hoặc tập hợp riêng để tuyên truyền phổ biến GDPL.
Để thực hiện hiệu quả Luật, thời gian tới Sở Tư pháp sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai những giải pháp trọng tâm đó là
Một là: Chủ động bám sát chương trình, kế hoạch của Trung ương và Tỉnh để xác định đúng nội dung trọng tâm, trọng điểm cần tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng thời điểm, từng giai đoạn. 
Hai là: Kịp thời tham mưu cho Tỉnh ban hành các văn bản để chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm được giao theo quy định của Luật phổ biến GDPL; đề cao vai trò của lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan trong việc chỉ đạo, triển khai tuyên truyền phổ biến pháp luật chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động PBGDPL. Xác định từng đối tượng, lĩnh vực, địa bàn ưu tiên để triển khai các hoạt động PBGDPL cho phù hợp.
Ba là: Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm mở rộng đối tượng tuyên truyền, lồng ghép thực hiện tránh chồng chéo; bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, chủ động, sáng tạo và phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị; tập trung vào những vấn đề nổi cộm ở cơ sở, những vấn đề mà người dân, doanh nghiệp quan tâm.

Bốn là: Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền PBGDPL cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng trong tổ chức thực hiện công tác phổ biến GDPL tại các cơ quan, đơn vị và địa phương.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down