Thứ năm, 12/09/2024, 16:04

Con riêng, con ruột và quyền thừa kế

Thứ tư - 20/12/2023 03:45 870 0

Sau khi vợ qua đời, để lại 2 người con trai lên 10 và 15 tuổi ông Nam kết hôn với bà Quỳnh là mẹ đơn thân có 1 bé gái mới 2 tuổi tên là Hằng.

 

Sau một thời gian sống hòa hợp, ông Nam yêu thương và quý mến con riêng của vợ không khác gì con đẻ, và ghi tên mình là cha vào giấy khai sinh của Hằng. Bà Quỳnh chăm sóc 2 con riêng của chồng rất tận tình, chu đáo. Gia đình rất hòa thuận. Đặc biệt, chị Hằng rất thân thiết và yêu quý ông Nam. Khi các anh trai lớn lấy vợ, ra ở riêng. Mặc dù học giỏi nhưng thương bố mẹ, chị Hằng xin làm công nhân ở gần nhà để tiện chuyện trò, chăm sóc bố mẹ. Ở làng xã, ai cũng khen gia đình nhà ông Nam dù rổ rá cạp lại mà hòa thuận ấm êm, kính trên nhường dưới… Ông Nam phấn khởi tu chí ngày càng ăn lên làm ra.

Một thời gian sau, ông Nam bị bệnh chết không để lại di chúc. Tài sản ông để lại khá nhiều đất đai có giá trị. Hết tang 1 năm, hai người con trai về xin họp gia đình để phân chia tài sản. Dù khá giả nhưng cả hai anh em chỉ đồng ý mẹ kế và chị Hằng ở lại ngôi nhà ông bà để lại và đặt vấn đề nếu bà mất đi, ngôi nhà sẽ do anh cả tiếp quản để hương khói. Toàn bộ đất đai tài sản do bố và mẹ của 2 anh em tạo lập cùng mấy mảnh đất ông mua sau này khi lấy bà Quỳnh, hai anh  đề nghị phân chia cho hai anh em. Riêng chị Hằng thì không được hưởng chút nào tài sản vì không có quan hệ huyết thống gì với bố của anh. Toàn bộ số tiền tiết kiệm 300 triệu đồng của ông bà, thì bà Quỳnh được hưởng để dưỡng già.

Bà Quỳnh không đồng ý với ý kiến của hai người con trai vốn được bà chăm lo hàng chục năm nay. Hai bên to tiếng, cãi vã dẫn đến mâu thuẫn. Do đó, bà Quỳnh đã nhờ chị Linh là hòa giải viên can thiệp.

Dẫn chứng theo pháp luật, chị Linh đưa cho 2 anh em xem:

Điều 654 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế như sau:

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 (thừa kế thế vị) và Điều 653 (thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ) của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Như vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải thích cho bà Huệ và những người con hiểu về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Chị Hằng ở cùng với ông Nam thường xuyên quan tâm, chăm sóc và xem ông như bố đẻ của mình, có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau. Do đó, chị Hằng cũng được hưởng di sản thừa kế do ông Nam (bố dượng) để lại.

“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”

Như vậy, nếu có sự chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như máu mủ ruột thịt, thì con riêng và bố dượng, mẹ kế vẫn có quyền nhận thừa kế của nhau. Trong trường hợp này, quyền thừa kế của con riêng cũng giống với quyền thừa kế của con ruột theo pháp luật. 

Theo chị Linh hòa giải viên, các quy định của pháp luật không phân biệt con chung, con riêng, con đẻ, con nuôi (hợp pháp) trong vấn đề thừa kế di sản của người chết theo pháp luật. Chị Linh nhỏ to tâm sự về tình cảm của gia đình, tấm gương tốt đẹp mẹ kế con chồng mà gia đình ông bà đã để lại tiếng thơm bao năm nay trong làng xã và tình cảm yêu thương, chăm sóc thật lòng mà bố anh dành cho Hằng, không khác gì cô con gái út trong gia đình.

Nghe những lời nhỏ to phân tích của chị Linh hòa giải, hai anh em dần nghe ra và xin lỗi bà Quỳnh cùng em gái và thống nhất khi nào cần bán sẽ chia đều tài sản ba anh em bằng nhau.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down