Thứ năm, 12/09/2024, 14:47

Xử lý hành vi làm giả hoặc sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

Chủ nhật - 05/11/2023 22:41 7.464 0

Anh tra tôi vi phạm hành chính bị xử phạt và giữ Giấy phép lái xe. Qua tìm hiểu trên mạng, có trang facebook yêu cầu cung cấp bản chụp căn cước công dân và cam kết làm cho một Giấy phép lái xe giả để dùng tạm trong thời gian chờ được trả lại Giấy phép lái xe.

Vậy làm giả hoặc Sử dụng giấy phép lái xe như trên, nếu bị phát hiện thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời

Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân để người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới.

Theo khoản 1 Điều 81 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ, “khi phát hiện hành vi làm giả tài liệu hoặc sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị: cấp, cấp lại, gia hạn, thay đổi các loại giấy phép; chứng chỉ hành nghề; thẻ; đăng ký hoặc đăng ký lại hoạt động; đăng ký tập sự; bổ nhiệm; miễn nhiệm; xin phép thành lập và các loại giấy tờ, tài liệu khác trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không truy cứu trách nhiệm hình sự, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này”.

Căn cứ quy định nêu trên, khi phát hiện hành vi làm giả tài liệu hoặc sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, thay đổi các loại giấy phép, trong đó có giấy phép lái xe, người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu cơ quan này không truy cứu trách nhiệm hình sự, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Nói cách khác, chỉ xử lý hành chính đối với hành vi làm giả tài liệu hoặc sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức khi hành vi này chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo điểm k khoản 3 Điều 81 của Nghị định này, hành vi “làm giả các loại chứng chỉ, thẻ, giấy đăng ký, giấy phép” bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Nếu “sử dụng các loại chứng chỉ, thẻ, giấy đăng ký, giấy phép giả”, theo điểm k khoản 2 của Điều này, người vi phạm bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 4 của Điều này. Cụ thể:

“a) Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

c) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

d) Buộc tổ chức hành nghề công chứng thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hành nghề về văn bản công chứng, chứng thực tại điểm l và điểm m khoản 2 Điều này”.

Nếu tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi tới mức phải chịu trách nhiệm hình sự, người vi phạm bị xử lý về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.

Mức hình phạt cao nhất đối với Tội này là 7 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Thông cáo báo chí
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay16,324
  • Tháng hiện tại185,519
  • Tháng trước395,163
  • Tổng lượt truy cập6,112,859
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down