Thứ bảy, 21/12/2024, 08:17

Hành vi cưỡng ép kết hôn có bị xử lý hình sự không?

Thứ ba - 30/01/2024 22:25 2.456 0

Thấy gia đình nhà anh L có điều kiện kinh tế, nên bố mẹ chị H muốn cho con mình kết hôn với anh L để có cuộc sống sung túc, đàng hoàng. Bà biết, mặc dù anh L theo đuổi chị H đã lâu, nhưng chị H không có tình cảm gì và cũng không muốn kết hôn.

Thấy con gái không chịu kết hôn với L, mẹ chị H đã nổi giận và nói sẽ từ con nếu không chịu kết hôn với anh L. Không khí gia đình nặng nề, căng thẳng, chị H sợ mang tiếng là bất hiếu nên cuối cùng đồng ý lấy L làm chồng. Hỏi, mẹ chị H có vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình không? Nếu có thì hành vi này bị xử lý như thế nào? 

Trả lời: 

- Điểm l, khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định: 

 “1. Hành vi bạo lực gia đình:

..l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp..”.

- Khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 giải thích: “Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ”.

- Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014  quy định cấm các hành vi sau đây:

“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi”.

- Điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Trong đó hành vi “cưỡng ép kết hôn” bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội này như sau:

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm”.

Do đó, Việc mẹ chị H ép chị H lấy anh T là hành vi cưỡng ép kết hôn; vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Có thể bị xử phạt hành chính bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Thậm chí, căn cứ tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi, người vi phạm còn có thể bị xem xét xử lý về Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện tại Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Thông cáo báo chí
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay8,380
  • Tháng hiện tại209,676
  • Tháng trước474,973
  • Tổng lượt truy cập7,637,469
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down