Thứ bảy, 21/12/2024, 21:25

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TUYÊN TRUYỀN MIỆNG TRONG PBGDPL

Chủ nhật - 22/03/2020 22:51 1.427 0
1. Khái niệm, vị trí, vai trò của tuyên truyền miệng trong phổ biến, giáo dục pháp luật
Tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật trong đó chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghe, hướng cho người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật.
Tuyên truyền miệng pháp luật có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều hình thức tuyên truyền khác; lồng ghép với các hình thức tuyên truyền khác và là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các hình thức tuyên truyền pháp luật. Điều đó được thể hiện như sau:
- Tuyên truyền miệng là một công đoạn không thể thiếu trong phần lớn các hình thức tuyên truyền pháp luật. Ví dụ: Tuyên truyền pháp luật thông qua công tác hòa giải ở cơ sở thì hòa giải viên vẫn phải trực tiếp nói cho người được hòa giải về các nội dung pháp luật có liên quan.
- Tuyên truyền miệng pháp luật là hình thức chủ yếu được thực hiện thông qua hội nghị, hội thảo, tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật; là biện pháp chủ yếu của phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo nói, báo hình, qua mạng lưới truyền thanh cơ sở.
- Trong việc thực hiện tuyên truyền miệng pháp luật, báo cáo viên phải sử dụng lồng ghép với các hình thức tuyên truyền pháp luật khác, ví dụ như: trước khi tuyên truyền, báo cáo viên cần phải biên soạn đề cương mà giá trị của nó được coi như là tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật; trong khi tuyên truyền miệng, báo cáo viên sử dụng các hình ảnh minh họa có giá trị như là tuyên truyền thông qua tranh ảnh trực quan.
- Tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền linh hoạt, có nhiếu ưu thế, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào với số lượng người nghe không bị hạn chế. Khi thực hiện việc tuyên truyền miệng, người nói có đủ điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, sáng tỏ nội dung cần tuyên truyền.
2. Quy mô và đối tượng của tuyên truyền miệng pháp luật
Quy mô của tuyên truyền miệng pháp luật rất đa dạng. Có thể tổ chức dưới dạng hội nghị, lớp tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề thu hút nhiều người nghe hoặc có thể tổ chức dưới hình thức tuyên truyền miệng cá biệt chỉ có một hoặc vài ba người.
Đối tượng của tuyên truyền miệng rất phong phú cho đủ mọi thành phần: cán bộ, trí thức, công nhân, nông dân, doanh nhân, phụ nữ, người cao tuổi, thanh thiếu niên...Như vậy, đối tượng của tuyên truyền miệng là bất cứ người nào trong xã hội đang cần được tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Trên cơ sở 3 tiêu chí chính: Đối tượng, quy mô và không gian, người nói cần lưu ý nghiên cứu tâm lý người nghe trong các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi họp, các buổi tuyên truyền cá biệt
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down