Thứ hai, 07/10/2024, 07:02

Chế độ tai nạn lao động

Thứ ba - 14/07/2020 23:30 711 0
Mặc dù đã hết giờ làm việc, song do yêu cầu của chủ thầu xây dựng thi công công trình X muốn đẩy nhanh tiến bộ xây dựng tòa nhà, nên anh L đã thực hiện việc sơn sửa nốt các bức tường còn đang dang dở khi trời đã tối. Anh L đã bị ngã từ trên dàn giáo xuống đất, được đưa đi bệnh viện cấp cứu, chữa trị và xác nhận bị suy giảm khả năng lao động 21%. Do hoàn gia đình khó khăn, nên anh L mong muốn được nhận trợ cấp lao động hàng tháng, liệu có được không? Trường hợp của anh L có được coi là tai nạn lao động hay không, khi thời gian anh bị tai nạn là hết giờ làm việc?
Chế độ tai nạn lao động

Trả lời
Mặc dù thời điểm anh L bị tai nạn lao động là ngoài giờ làm việc, song anh vẫn đủ các điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội:
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định nêu trên. 
Tuy nhiên, mức suy giảm khả năng lao động của anh chỉ là 21% nên anh không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp hằng tháng. Theo quy định tại Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hằng tháng như sau:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down