Thứ bảy, 11/05/2024, 21:37
hoagiaiocoso

Một số quy định của luật hộ tịch về quyền, trách nhiệm đăng ký khai sinh; nội dung, thủ tục đăng ký khai sinh; trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong công tác đăng ký khai sinh

Thứ hai - 30/10/2023 05:08 861 0
Đăng ký khai sinh được Luật Hộ tịch năm 2014 (Luật Hộ tịch); Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (Nghị định số 123/2015/NĐ-CP); Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định (Thông tư số 04/2020/TT-BTP). Sau đây là một số quy định của pháp luật hộ tịch về quyền, trách nhiệm đăng ký khai sinh; nội dung, thủ tục đăng ký khai sinh; trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong công tác đăng ký khai sinh, như sau:

1. Quy định về quyền, trách nhiệm của người đi đăng ký khai sinh

* Điều 15 Luật Hộ tịch quy định trách nhiệm đăng ký khai sinh, như sau:

“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.”

* Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi, như sau:

1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.

Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.

3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

2. Quy định về nội dung đăng ký khai sinh

* Điều 14 Luật Hộ tịch quy định

1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.

* Khoản 1, Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;

b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP;

d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.

đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.

Điều 6 Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định

Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịchkhoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

2. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.

* Việc xác định dân tộc khi đăng ký khai sinh:

 Khoản 1 Điều 28 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: 

“1. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ.

Việc xác định quê quán khi đăng ký khai sinh

Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch quy định:

Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh”.

* Việc xác định quốc tịch khi đăng ký khai sinh

Điều 15, 16, 17 và 18 Luật Quốc tịch quy định

1.  Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

2. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

3.  Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

4. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

5. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

6. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

3. Quy định về thủ tục đăng ký khai sinh

* Điều 16 Luật Hộ tịch quy định: 

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

* Điều 36 Luật Hộ tịch quy định về thủ tục đăng ký khai sinh, như sau:

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật Hộ tịch vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

 Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh

4. Quy đinh về trách nhiệm, nhiệm vụ của cơ quan, người có thẩm quyền trong thực hiện công tác hộ tịch/công tác đăng ký khai sinh

4.1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

* Khoản 1, 3, 4 Điều 70  Luật Hộ tịch quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, như sau:

“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch;

b) Chỉ đạo, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch;

d) Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định;

đ) Căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bố trí công chức làm công tác hộ tịch;

e) Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;

g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền;

h) Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái quy định của Luật Hộ tịch, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật;

i) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ;

k) Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch.

3. Đối với đơn vị hành chính cấp huyện không có đơn vị hành chính cấp xã thì ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký và quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp huyện, còn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đăng ký và quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật Hộ tịch.

4.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện  chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý”.

4.2. Trách nhiệm của Phòng Tư pháp cấp huyện

* Khoản 2 Điều 70 Luật Hộ tịch quy định phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ:

1. Thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch;

2. Chỉ đạo, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã;

3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch;

4. Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định;

5. Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;

6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền;

7. Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ;

8. Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch.

4.3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

* Khoản 1, 2 Điều 71 Luật Hộ tịch quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, như sau:

“1. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch;

b) Căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân cấp trên, bố trí công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch;

c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch;

d) Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định;

đ) Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;

e) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Chính phủ;

g) Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch;

h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc việc khai sinh, khai tử; chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý”.

4.4. Nhiệm vụ, trách nhiệm của công chức làm công tác hộ tịch (Công chức tư pháp hộ tịch cấp huyện, cấp xã)

* Khoản 1 Điều 73 Luật Hộ tịch quy địnhtrong lĩnh vực hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch có nhiệm vụ:

a) Tuân thủ quy định của Luật Hộ tịch và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch;

b) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch;

c) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;

d) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;

đ) Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn.

Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;

e) Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;

g) Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down