Thứ tư, 24/04/2024, 10:58
hoagiaiocoso

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO TRỢ, TRỢ GIÚP XÃ HỘI ( PII)

Chủ nhật - 11/12/2022 21:04 188 0
Câu 7. Cơ sở khám chữa bệnh vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Điều 12 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì cơ sở khám chữa bệnh vi phạm vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật của cơ sở khám chữa bệnh bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật;
b) Không ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho một trong các đối tượng: người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật khi tiến hành cải tạo, sửa chữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Câu 8. Cơ sở giáo dục vi phạm quy định về trách nhiệm giáo dục đối với người khuyết tật của xử phạt như thế nào?
Trả lời: Điều 13 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm giáo dục đối với người khuyết tật của cơ sở giáo dục bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
b) Không cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
c) Không cho phép người khuyết tật được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của người khuyết tật không thể đáp ứng;
d) Từ chối người khuyết tật nhập học ở độ tuổi cao hơn theo quy định của pháp luật;
đ) Đặt ra điều kiện tuyển sinh có nội dung hạn chế người khuyết tật, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật;
e) Không thực hiện ưu tiên tuyển sinh đối với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
g) Cản trở quyền học tập của người khuyết tật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo và các khoản đóng góp khác theo quy định của pháp luật về giáo dục;
b) Không thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật khi tiến hành cải tạo, sửa chữa cơ sở giáo dục.

Câu 9. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi phạm quy định về hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với người khuyết tật bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Điều 14 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về hoạt động giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với người khuyết tật bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tư vấn việc làm cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định cho người khuyết tật sau khi tổ chức hoạt động đào tạo từ 06 tháng trở lên;
b) Không có đủ chương trình, giáo trình, đội ngũ nhà giáo và không bảo đảm hình thức, thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật;
c) Không cấp văn bằng, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi người khuyết tật có đủ điều kiện được cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.

Câu 10. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông dành cho người khuyết tật, người cao tuổi thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 15 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì cá nhân có hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông dành cho người khuyết tật, người cao tuổi bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Không ưu tiên bán vé cho người khuyết tật, người cao tuổi;
2. Người có trách nhiệm theo quy định của pháp luật mà không giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật, người cao tuổi;
3. Từ chối chuyên chở người khuyết tật hoặc từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật bằng phương tiện giao thông công cộng.

Câu 11. Doanh nghiệp vi phạm quy định về thông tin và truyền thông dành cho người khuyết tật thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định hành vi doanh nghiệp vi phạm quy định về thông tin và truyền thông dành cho người khuyết tật bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông, bao gồm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số vi phạm một trong các quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông.

Câu 12. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về thông tin và truyền thông dành cho người khuyết tật thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Theo khoản 2 Điều 16 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì cá nhân có hành vi vi phạm quy định về thông tin và truyền thông dành cho người khuyết tật bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng không đúng đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 13. Cá nhân có hành vi vi phạm về xác định mức độ khuyết tật bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 17 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì cá nhân có hành vi vi phạm quy định về thông tin và truyền thông dành cho người khuyết tật bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện không đầy đủ trách nhiệm của thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
b) Thực hiện không đầy đủ phương pháp xác định mức độ khuyết tật, xác định lại mức độ khuyết tật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện trách nhiệm của thành viên Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
b) Không thực hiện phương pháp xác định mức độ khuyết tật, xác định lại mức độ khuyết tật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc xác định mức độ khuyết tật để trục lợi;
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
b) Từ chối xác định lại mức độ khuyết tật mà không có lý do chính đáng;
c) Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật.
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại giấy xác nhận mức độ khuyết tật đối với hành vi vi phạm

Câu 14. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ đối với người cao tuổi bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 18 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì cá nhân có hành vi vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ đối với người cao tuổi bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở người cao tuổi sống chung với con, cháu hoặc sống riêng;
b) Cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về sở hữu tài sản, quyền tham gia hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, nghỉ ngơi và các quyền hợp pháp khác;
c) Không miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội đối với người cao tuổi;
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả cho người cao tuổi các khoản tiền đã thu trái pháp luật đối với hành vi vi phạm.
d) Không ưu tiên người cao tuổi nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi người cao tuổi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
đ) Không thực hiện chi trả khoản tiền hỗ trợ của Nhà nước cho người cao tuổi theo quy định.
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chi trả cho người cao tuổi khoản tiền hỗ trợ của Nhà nước đối với hành vi vi phạm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc thực hiện các hình thức đối xử tồi tệ khác với người cao tuổi.
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi khi có yêu cầu đối với hành vi vi phạm; Buộc chịu mọi chi phí khám chữa bệnh (nếu có) cho người cao tuổi bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Dự thảo văn bản
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập90
  • Hôm nay15,084
  • Tháng hiện tại326,595
  • Tháng trước356,589
  • Tổng lượt truy cập4,346,981
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down