Thứ năm, 25/04/2024, 13:23
hoagiaiocoso

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO TRỢ, TRỢ GIÚP XÃ HỘI ( PIIII)

Chủ nhật - 11/12/2022 21:06 268 0
Câu 1. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về quyền của trẻ em được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; quyền được bày tỏ ý kiến; quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; quyền vui chơi, giải trí và cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 27 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì cá nhân có hành vi vi phạm quy định về quyền của trẻ em được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; quyền được bày tỏ ý kiến; quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; quyền vui chơi, giải trí và cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở trẻ em tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ em;
b) Cản trở trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia vào các vấn đề về trẻ em;
c) Cản trở quyền giữ gìn, phát huy bản sắc;
d) Cản trở quyền vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ép buộc, trù dập khi trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia vào các vấn đề về trẻ em;
b) Không tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi, giải thích ý kiến, nguyện vọng của trẻ em;
c) Không tiếp nhận, giải quyết, phản hồi ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em, tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em theo quy định;
d) Không công khai, công khai không chính xác thông tin về kế hoạch học tập và rèn luyện, chế độ nuôi dưỡng và các khoản đóng góp theo quy định.
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện công khai chính xác thông tin theo quy định, buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc xin lỗi khi có yêu cầu đối với hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi khi có yêu cầu đối với hành vi vi phạm quy định.

Câu 2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bạo lực, bỏ rơi và có nguy cơ bị xâm hại khác bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 28 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP cá nhân có hành vi vi phạm quy định về hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bạo lực, bỏ rơi và có nguy cơ bị xâm hại khác bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo, không cung cấp hoặc che giấu thông tin về trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực và có nguy cơ bị xâm hại khác cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
b) Ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực và có nguy cơ bị xâm hại khác cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp hoặc che giấu thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
b) Không thông báo cho nơi tiếp nhận thông tin về hành vi xâm hại trẻ em;
c) Ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
d) Không cung cấp thông tin và phối hợp để thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em khi được cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
đ) Không bảo mật thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đầy đủ, kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
b) Từ chối, không thực hiện việc hỗ trợ, can thiệp, chăm sóc thay thế đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Câu 3. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em; vi phạm quy định về cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, thân thiện với trẻ em thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 29 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP cá nhân có hành vi vi phạm quy định về cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em; vi phạm quy định về cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, thân thiện với trẻ em bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp sản phẩm, dịch vụ không an toàn, không thân thiện, gây tổn hại cho trẻ em;
* Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy sản phẩm, thực phẩm không an toàn, có hại cho trẻ em đối với hành vi vi phạm; Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm.
b) Bán chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em;
* Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm; Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm.
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy sản phẩm, thực phẩm không an toàn, có hại cho trẻ em đối với hành vi vi phạm; Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm.
c) Cho trẻ em sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
* Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy sản phẩm, thực phẩm không an toàn, có hại cho trẻ em đối với hành vi vi phạm; Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm.

Câu 4.  Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 30 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì cá nhân có hành vi vi phạm quy định về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
2. Phạt tiền,  tịch thu xuất bản phẩm, ấn phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em đối với hành vi vi phạm và buộc thu hồi ấn phẩm, đồ chơi, báo in và xuất bản phẩm đối với hành vi vi phạm đối với một trong các hành vi sản xuất, xuất bản, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em, theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi vi phạm từ 01 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm từ 10 sản phẩm đến dưới 50 sản phẩm;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi vi phạm từ 50 sản phẩm đến dưới 100 sản phẩm;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm từ 100 sản phẩm đến dưới 200 sản phẩm;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi vi phạm từ 200 sản phẩm đến dưới 500 sản phẩm;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.00.000 đồng khi vi phạm từ 500 sản phẩm đến dưới 1.000 sản phẩm;
g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi vi phạm từ 1.000 sản phẩm trở lên.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ghi chú về việc trẻ em không được sử dụng trên xuất bản phẩm, ấn phẩm, đồ chơi nếu xuất bản phẩm, ấn phẩm, đồ chơi có nội dung không phù hợp với trẻ em;
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ tin, bài trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình, xuất bản phẩm điện tử đối với hành vi vi phạm; Buộc thu hồi ấn phẩm, đồ chơi, báo in và xuất bản phẩm đối với hành vi vi.
* Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu xuất bản phẩm, ấn phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em đối với hành vi vi phạm.
b) Không thông báo tuổi của trẻ em không được xem, nghe các chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh và các cuộc trình diễn nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em;
c) Không thực hiện yêu cầu về ghi thông tin trên xuất bản phẩm dành cho trẻ em.
* Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu xuất bản phẩm, ấn phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em đối với hành vi vi phạm.
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ tin, bài trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình, xuất bản phẩm điện tử đối với hành vi vi phạm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên các chương trình của kênh phát thanh, kênh truyền hình, báo chí và xuất bản phẩm.
* Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu xuất bản phẩm, ấn phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em đối với hành vi vi phạm.
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ tin, bài trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình, xuất bản phẩm điện tử đối với hành vi vi phạm.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hình ảnh của trẻ em vào sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị.
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị.

Câu 5. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 31 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì cá nhân có hành vi vi phạm quy định về cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em bị xử phạt như sau:
 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi công bố, tiết lộ một trong các thông tin mà không được sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, người giám hộ của trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, gồm: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi khi có yêu cầu đối với hành vi vi phạm; Thu hồi, xóa, gỡ bỏ các thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em đối với hành vi vi phạm.

Câu 6. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về cấm lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 32 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP cá nhân có hành vi vi phạm quy định về cấm lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để thực hiện hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác;
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm; Buộc chấm dứt việc nhận chăm sóc thay thế, chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em phù hợp đối với hành vi vi phạm.
b) Lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 7. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định về cấm đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc ngược lại bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 33 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì tổ chức có hành vi vi phạm quy định về cấm đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc ngược lại bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị của các cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc di dời cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em do đặt không đúng phạm vi theo quy định.
b) Xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị của các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ công trình, thiết bị lắp đặt trái phép do thực hiện hành vi vi phạm.
* Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với một trong các hành vi vi phạm.
Câu 8. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về cấm lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 34 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì cá nhân có hành vi vi phạm quy định về cấm lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật bị:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng, thiết bị lắp đặt trái phép và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lấn chiếm cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em;
b) Sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.

Câu 9. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về không bảo đảm an toàn dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 35 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì cá nhân có hành vi vi phạm quy định về không bảo đảm an toàn dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; buộc thực hiện kịp thời các biện pháp để khắc phục tình trạng thiếu an toàn và buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo, cảnh báo những nơi nguy hiểm, độc hại, dễ cháy, nổ, điện giật, rơi, ngã và các nguy cơ khác dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em;
b) Không tuân thủ đầy đủ, kịp thời các biện pháp bảo đảm an toàn về sản xuất, kinh doanh, lưu hành các phương tiện giao thông vận tải dẫn đến tai nạn, thương tích cho trẻ em.

Câu 10. Cá nhân có hành vi vi phạm khi kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì cá nhân có hành vi vi phạm khi kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi đối với một trong các hành vi vi phạm khi kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, độc hại, khiêu dâm, bạo lực, xúi giục tự tử, xuyên tạc, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em đối với hành vi vi phạm.
b) Không cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, độc hại, khiêu dâm, bạo lực, xúi giục tự tử, xuyên tạc, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em;
c) Không sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; không gửi các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em;
 Biện pháp khắc phục hậu quả:  Buộc xóa, gỡ bỏ các thông tin cá nhân của trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều này.
d) Không thực hiện yêu cầu xóa, gỡ bỏ các thông tin cá nhân của trẻ em khi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, người giám hộ của trẻ em hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ trẻ em yêu cầu;
đ) Không tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá phân loại theo mức độ an toàn cho trẻ em được các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trẻ em gửi tới;
e) Không công bố danh sách các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến theo mức độ an toàn đối với trẻ em;
g) Không thực hiện việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em;
h) Không hướng dẫn sử dụng các dịch vụ, thiết bị công nghệ thông tin để bảo vệ trẻ em;
i) Không có biện pháp bảo vệ người tiếp cận thông tin, sử dụng dịch vụ là trẻ em.
* Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi vi phạm.
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 11: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng khi không có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử bị xử phạt như thế nào?
Trả lời
Theo khoản 2 Điều 36 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng khi không có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng khi không có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử. Trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng có hành vi không áp dụng biện pháp, giải pháp hạn chế giờ chơi của trò chơi điện tử G1 đối với trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
* Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi vi phạm.
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Dự thảo văn bản
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập68
  • Hôm nay15,937
  • Tháng hiện tại344,213
  • Tháng trước356,589
  • Tổng lượt truy cập4,364,599
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down