Thứ tư, 11/09/2024, 01:55

Phân chia di sản thừa kế

Thứ ba - 09/11/2021 21:43 968 0
Ông nội tôi có 3 người con gái, năm 1972 ông tôi mất nhưng những người con của ông đi lấy chồng và không sử dụng miếng đất trên, ông cũng không để lại giấy tờ gì. Năm 1989 mẹ tôi và các bà đồng ý cho gia đình tôi sinh sống tại miếng đất này cho tới nay! Năm 2021 này tôi đang làm hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất miếng đất nêu trên thì một trong các Dì của tôi (1 trong 3 người con của ông cũng là em ruột mẹ tôi) gửi đơn khiếu nại tranh chấp đất đai không cho tôi làm sổ đỏ. Xin hỏi 1.Nếu xác định thửa đất nêu trên là di sản của ông nội tôi để lại, thì thời hiệu phân chia di sản thừa kế đã hết theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015. Do đó, di sản này thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản, và chiếm hữu công khai, liên tục, ngay tình suốt hơn 30 năm qua theo quy định tại Điều 623 và Điều 236 Bộ luật dân sự năm 2015. Vậy Thửa đất nêu trên phải được xác định thuộc quyền sở hữu của gia đình tôi có đúng không? Đã hết thời hiệu người thừa kế yêu cầu chia tài sản vậy Dì của tôi có quyền khiếu nại về phân chia miếng đất đó không? Nếu không UBND xã có quyền trả lại đơn khiếu nại chứ? Và hồ sơ xin làm sổ đỏ của tôi sẽ không bị gián đoạn đúng không?

Trả lời:

Tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Đối chiếu với Điều 623 BLDS nêu trên, nếu tính đếnt hời điểm hiện nay mà ông và bà đã mất là hơn 30 năm (vì di sản thừa kế là bất động sản) mà không có di chúc để lại di sản cho con, cháu (người thừa kế) thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đã hết. Khi hết thời hạn thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Để xác định người có quyền sử dụng mảnh đất đó thì phải căn cứ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai; chỉ thị 299 ai là người kê khai đứng tên mảnh đất; Án lệ 26... Tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai quy định:

"Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính Phủ."

Tại khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại quy định: "Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình".

Theo quy định của khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại nêu trên thì Dì của bạn có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Việc cơ quan nhà nước có chấp nhận giải quyết khiếu nại đó hay không thì phải dựa trên quy định của pháp luật.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Thông cáo báo chí
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay9,011
  • Tháng hiện tại159,088
  • Tháng trước395,163
  • Tổng lượt truy cập6,086,428
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down