Thứ sáu, 29/03/2024, 09:48

Thỏa thuận phân chia di sản

Thứ tư - 10/11/2021 04:34 587 0
Vợ chồng A và B có 03 người con là C, D và E. Tại thời điểm chia thừa kế di sản của C thì người cha là A đã chết. Lúc chết, C và A đều không để lại di chúc. C không có vợ, con, con nuôi, cha mẹ nuôi. A không còn cha mẹ đẻ, không có con nuôi, cha mẹ nuôi. Vậy, trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của C thì có phải đưa D và E vào hay không?
. C và A chết đều không để lại di chúc, do vậy, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015, di sản của C và A sẽ được phân chia theo pháp luật.
Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên và căn cứ Điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015, đối chiếu với trường hợp đã nêu thì những người thừa kế theo pháp luật của C bao gồm: A và B; những người thừa kế theo pháp luật của A bao gồm: B, D và E. Tại thời điểm chia di sản thừa kế của C thì A chết. Do đó, đối với phần di sản lẽ ra A được hưởng do C để lại sẽ được chia cho B, D và E.
2. Điều 656 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản”.
Căn cứ vào quy định nêu trên, những người thừa kế di sản có thể họp mặt để thỏa thuận về việc cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc; cách thức phân chia di sản. Việc thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Đối chiếu quy định trên với trường hợp đã nêu, những người được hưởng thừa kế di sản của C để lại bao gồm B, D và E có thể họp mặt để thỏa thuận về việc phân chia di sản và việc thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản. Hay nói cách khác, trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của C cần có sự đồng ý đồng thời của B, D và E.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Dự thảo văn bản
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay12,812
  • Tháng hiện tại333,154
  • Tháng trước314,464
  • Tổng lượt truy cập3,996,951
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down