Thứ tư, 24/04/2024, 16:22
hoagiaiocoso

Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em

Thứ ba - 22/06/2021 04:23 333 0
Đầu năm 2021, tôi và Hải đăng ký kết hôn với nhau và sinh sống tại xã L, tỉnh N nơi tôi đăng ký hộ khẩu thường trú. Vợ tôi có hộ khẩu thường trú tại phường H, thành phố K. Dự định của chúng tôi sau khi kết hôn sẽ chuyển về sinh sống tại phường H, thành phố K.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid nên chưa thực hiện được. Tháng trước, vợ tôi vừa sinh con tại Trạm y tế xã L và đã được cấp Giấy chứng sinh. Vậy, đề nghị cho tôi biết: pháp luật quy định thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ như thế nào?
Trả lời:
- Điều 13 Luật Hộ tịch quy định Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 quy định: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”. 
- Điều 14 Luật Hộ tịch quy định nội dung đăng ký khai sinh như sau:
“1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó”.
 - Điều 16 Luật Hộ tịch quy định thủ tục đăng ký khai sinh như sau:
“1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
                                                                                                                                                                                  Nguyễn Rơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Dự thảo văn bản
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay16,474
  • Tháng hiện tại330,013
  • Tháng trước356,589
  • Tổng lượt truy cập4,350,399
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down