Thẩm quyền xác định lại dân tộc
Anh A là dân tộc Thái, quê quán tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu; còn chị B là người dân tộc Kinh, quê quán tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Sau khi kết hôn với nhau, anh chị về sinh sống tại quê hương của chị B là tỉnh Thái Bình. Các con anh chị sinh ra lấy dân tộc và quê quán theo bố. Nay, con trai anh A là cháu X đã 22 tuổi muốn xác định lại dân tộc theo mẹ thì có được không? Cơ quan nào có thẩm quyền xác định lại dân tộc?
Trả lời:Theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Bộ luật dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.- Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.- Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.Do đó, nếu việc xác định dân tộc của anh X không vì lý do nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam thì anh có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác định lại dân tộc cho mình.Cũng theo quy định tại Khoản 3 Điều 46 Luật hộ tịch thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của anh X có thẩm quyền xác định lại dân tộc cho anh. Nguyễn Rơn