Thứ hai, 20/01/2025, 00:31

Hiệu quả từ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ tỉnh Lai Châu

Thứ ba - 06/07/2021 23:58 727 0
Với sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Lai Châu, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực.
Hiệu quả từ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ tỉnh Lai Châu
Tỉnh Lai Châu là nơi cùng sinh sống của 20 dân tộc anh em, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 84%. Đời sống của người dân nói chung, phụ nữ tỉnh Lai Châu nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, khu vực biên giới.
 
Những năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách chăm lo đời sống vật chất và tinh thần trong đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Chú trọng nâng cao nhận thức và vai trò của người phụ nữ, giúp nâng cao đời sống của người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong đó, Sở Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã thực hiện Chương trình phối hợp số 10/CTPH-STP-HLHPN ngày 27/3/2018 giữa về thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ; hòa giải cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018-2022.
pn 1


Trong 3 năm đầu triển khai Chương trình, công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở luôn được ngành Tư pháp và các cấp Hội phụ nữ quan tâm triển khai thực hiện. Từ năm 2018 – 2020, toàn tỉnh có 407 báo cáo viên pháp luật, trong đó có 62 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 345 báo cáo viên pháp luật cấp huyện. Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở cấp xã là 1.484 người. 985 Tổ hòa giải ở cơ sở được thành lập với 5.224 hòa giải viên (mỗi tổ có ít nhất 1 hòa giải viên là phụ nữ).

Để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên của Hội; đồng thời xây dựng hướng dẫn nội dung tuyên truyền hàng tháng, xây dựng tài liệu sinh hoạt quý, cung cấp thông tin tuyên truyền tới các cấp Hội, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ đã được Ngành Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp triển khai thông qua các hội nghị tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng; lồng ghép trong các cuộc họp cơ quan, đơn vị, sinh hoạt chi hội, câu lạc bộ; họp thôn, bản, tổ dân phố… với hơn 3.500 buổi tuyên truyền triển khai đến 141.906 lượt phụ nữ.
 
Bên cạnh đó, Ngành Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp đã biên soạn, phát hành nhiều loại tài liệu phổ biến pháp luật cho đội ngũ làm công tác PBGDPL, hội viên, phụ nữ và Nhân dân. Năm 2020: Sở Tư pháp đã biên soạn và cấp phát gần 405 cuốn đề cương tuyên truyền pháp luật, 910 cuốn sách hỏi đáp pháp luật, 37.800 tờ gấp tìm hiểu pháp các loại (biên soạn bằng tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Mông) và tiếp nhận, phát nhiểu loại tài liệu khác do Bộ Tư pháp cấp.

Trong 3 năm phối hợp, Sở Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cũng đã tham mưu tổ chức, phát động hưởng ứng nhiều cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật cho Nhân dân nói chung và cho phụ nữ nói riêng. Tiêu biểu như Cuộc thi viết “Tìm hiểu pháp luật cho thanh, thiếu niên” thu hút 21.502 người tham dự thi; Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Lai Châu” năm 2020 thu hút 51.725 người dự thi; hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến trong đó có đông đảo phụ nữ tham gia, hưởng ứng cuộc thi.

Với những hoạt động tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đến nay nhận thức và hiểu biết về pháp luật của phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao. Qua đó, giúp phụ nữ tích cực tham gia vào các công tác, hoạt động cộng đồng như giữ gìn vệ sinh, trật tự tại các tuyến đường, tổ dân phố, khu dân cư, bản; xây dựng các tổ tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật.

Cùng với đó, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, cơ quan bầu cử và nữ lãnh đạo quản lý trên địa bàn tỉnh Lai Châu ngày càng tăng, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định. Tính đến năm 2020, tỉ lệ nữ tham gia cấp ủy, cấp tỉnh đạt 12,7%; huyện/thành phố đạt 22,7%; xã, phường, thị trấn đạt 15,1%; đại biểu HĐND cấp tỉnh 14 người; huyện/thành phố 51 người; xã/phường 351 người. Trong đợt bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 – 2026, tỉnh Lai Châu có hơn 100 nữ ứng cử viên tham gia ứng cử.

Không những vậy, phụ nữ Lai Châu còn tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế, chia sẻ chiều kinh nghiệm sản xuất. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế với những mô hình, hợp tác xã, doanh nghiệp… với thu nhập cao. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và từng bước nâng cao đời sống của hội viên, phụ nữ.
                                                                                                                                    Nguồn:Báo điện tử Pháp luật Việt Nam 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down