Thứ hai, 16/09/2024, 09:12

Kết luận của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp về công tác phối hợp năm 2021 và những năm tiếp theo

Thứ ba - 12/04/2022 05:14 885 0
Ngày 26/1/2022, đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Côn an và đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã đồng chủ trì Hội nghị về công tác phối hợp giữa hai Bộ năm 2021 và những năm tiếp theo. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an: Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn; Ủy viên Trung ương đảng, Thượng tướng Lương Tam Quang; Ủy viên Trung ương đảng, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc; Ủy viên Trung ương đảng, Trung tướng Lê Quốc Hùng; Thiếu tướng Lê Văn Tuyến và Thiếu tướng Nguyễn Văn Long; các đồng chí Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Nguyễn Khánh Ngọc, Phan Chí Hiếu, Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh TỊnh và Mai Lương Khôi; các đồng chí lãnh đạo thuộc Bộ Công an và Bộ Tư pháp. Sau khi nghe đại diện Bộ Tư pháp trình bày báo cáo tình hình công tác phối hợp giữa hai Bộ, ý kiến của các đồng chí dự họp, đồng chí Bộ trưởng Tô Lâm và đồng chí Bộ Trưởng Lê Thành Long đã kết luận:

Công tác phối hợp giữa hai Bộ, hai ngành công an và tư pháp được triển khai toàn diện, đạt được nhiều kết quả rất tích cực, qua đó có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Có được những kết quả đó là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của lãnh đạo hai bộ; sự phối hợp trách nhiệm, hiệu quả của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng hai ngành.

Tuy vậy, thực tiễn công tác phối hợp cho thấy vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần tập trung tháo gỡ trong thời gian tới, nhất là trong việc kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về dân cư với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; việc đẩy nhanh tiến độ xác minh trong cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Về một số nhiệm vụ trọng tâm phối hợp công tác năm 2022, hai bộ tiếp tục triển khai phối hợp chặt chẽ, toàn diện các lĩnh vực công tác, từ các công việc vĩ mô về xây dựng, hoàn thiện thể chế của hai ngành đến các tác nghiệp cụ thể trong quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước; bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý.

Trong đó, tập trung một số nội dung lớn như tiếp tục hoàn thiện đề nghị xây dựng Luật Cảnh sát cơ động; Luật Bảo đảm, trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, hoàn thiện các dự thảo văn bản hướng dẫn thi hành các luật nêu trên. Phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển quy phạm pháp luật.

Thực hiện hiệu quả Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư, Quyết định số 1521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW; triển khai hiệu quả Đề án "Nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021-2027".

img9958 1643198121073689087947

                         Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long: Công tác phối hợp giữa hai Bộ khá nhuần nhuyễn và hiệu quả.

 

Thực hiện tốt Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Quy chế phối hợp liên ngành số 14 trong công tác THADS. Tăng cường phối hợp trong quá trình áp dụng biện pháp kê biên, phong tỏa tài sản, tài khoản trong giai đoạn điều tra, nhất là trong các vụ án tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Xây dựng Quy chế phối hợp công tác kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch và Cở sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đáp ứng yêu cầu tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030". Phối hợp tra cứu, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp đầy đủ, kịp thời.

Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong công tác giám định tư pháp; quản lý hoạt động của luật sư. Thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Thực hiện có hiệu quả trong hợp tác quốc tế về pháp luật, bảo đảm phù hợp với định hướng và các quy định về công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Chi tiết tại đây: Thông báo số 43/TB-BTP-BCA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down