Thứ sáu, 29/03/2024, 07:21

bồi thường thiệt hại khi làm đổ cây vào nhà hàng xóm

Thứ hai - 28/11/2022 02:12 440 0

Nhà ông A là hàng xóm với ông B. Nhà ông A có 01 cây nhãn lâu năm, sát nhà ông B. Mùa mưa vừa rồi, cây nhãn bị thối gốc và đang chết dần. Con ông B sang nhà ông A đề nghị chặt bỏ cây nhãn để đảm bảo an toàn nhưng ông A cứ lần lữa với lý do chưa thuê được thợ.

Khi có bão về, vợ ông B (là bà C) đi ra ngõ đóng cổng thì cây nhãn đổ, làm bà C bị gãy tay. Ông B cho vợ mình đi bệnh viện chữa trị và sang nhà ông A để đòi bồi thường thiệt hại. Ông A không đồng ý với yêu cầu của nhà ông B và cho rằng nhà ông B đã biết trước cây nhãn đã chết (không an toàn) mà vợ ông B vẫn đi đến gần khi có gió bão, nhà ông B phải chịu một phần trách nhiệm. Ông A nghĩ rằng nó chưa thực sự nguy hiểm nên chưa gọi thợ chặt cây. Hai bên mâu thuẫn gay gắt, đỉnh điểm của mâu thuẫn là ông B vác ghế định tấn công ông A. Nhà ông B họp bàn và định kiện ông A ra Tòa đòi bồi thường. Tổ Hòa giải ở thôn nắm được sự việc đã tổ chức cuộc họp để hòa giải mâu thuẫn giữa các bên:

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác…Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra như sau: "Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra."

- Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định sự kiện bất khả kháng như sau: Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;"

- Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Đối chiếu với các quy định của pháp luật, khi biết cây nhãn đã chết và sẽ gãy đổ nhưng ông A vẫn không chặt cây này thì khi cây gãy đổ gây thiệt hại cho vợ ông B bị gãy tay thì ông A sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ các thiệt hại do cây đổ gây ra.

Tuy vậy, hai bên là hàng xóm của nhau, có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường cho phù hợp.

Ngoài ra, pháp luật quy định người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Sau khi nghe hòa giải viên phân tích có lý có tình, ông A đã nhận ra lỗi của mình và đứng lên nhận lỗi, hứa đền bù cho gia đình ông B.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Dự thảo văn bản
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay11,128
  • Tháng hiện tại331,470
  • Tháng trước314,464
  • Tổng lượt truy cập3,995,267
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down