Thứ bảy, 21/12/2024, 07:54

Chia di sản thừa kế cho mẹ kế, con chồng như thế nào?

Thứ năm - 28/03/2024 05:29 2.449 0

Mẹ tôi mất từ khi tôi còn nhỏ. Bố tôi ở vậy chăm sóc tôi đến khi tôi trưởng thành. Gần đây, bố tôi có đi thêm bước nữa với cô H và hai người cũng đã đăng ký kết hôn. Vừa qua, không may bạo bệnh nên bố tôi qua đời có để lại tài sản là căn nhà và mảnh

đất nhưng không có di chúc. Tài sản đó là tài sản mà bố tôi có trước khi kết hôn với cô H. Nay cô H không đồng ý chia tài sản cho tôi. Cô H có một người con riêng. Tôi đề nghị muốn biết: Tôi có được hưởng thừa kế mà bố tôi để lại không? Nếu được thì phần tài sản đó được chia thế nào? (Giữa bố tôi và cô H không có con chung, ông bà nội của tôi đều đã mất)

Trả lời:

- Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”.

- Khoản 1, khỏan 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

- Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di sản như sau: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

- Điều 649 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định thừa kế theo pháp luật như sau: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.

- Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.

Như vậy anh/chị có quyền được hưởng thừa kế tài sản của bố mình theo quy định của pháp luật. Vì tài sản là của riêng bố anh/chị, người con là con riêng của mẹ kế (cô H), sau khi bố chị và mẹ kế là vợ chồng hợp pháp, nếu người con riêng đó được bố anh/chị chấp nhận như con ruột và giữa hai bên có mối quan hệ nuôi dưỡng qua lại sâu sắc thì người con riêng đó được hưởng thừa kế của bố anh/chị. Lúc này, tài sản của bố anh/chị để lại sẽ được chia làm ba phần bằng nhau cho mẹ kế, anh/chị và người con riêng. Nếu người con riêng đó và bố anh/chị không có mối quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con thì người con riêng đó sẽ không được hường thừa kế của bố anh/chị để lại. Khi đó, tài sản sẽ được chia làm hai phần bằng nhau cho mẹ kế và anh/chị.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Thông cáo báo chí
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập60
  • Hôm nay8,207
  • Tháng hiện tại209,503
  • Tháng trước474,973
  • Tổng lượt truy cập7,637,296
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down