Thứ bảy, 27/04/2024, 12:19
hoagiaiocoso

Có được yêu cầu chia di sản thừa kế đã được mở từ nhiều năm trước hay không?

Thứ hai - 11/09/2023 23:56 652 0

Khi còn sống bố mẹ tôi có 1 mảnh đất rộng 400 m2. Năm 2010, bố mẹ tôi đều qua đời và không để lại di chúc. Chúng tôi có 5 anh chị em đều làm việc ở Thành phố, chỉ có mình anh trai cả ở nhà nên chúng tôi đã thống nhất giao anh cả trông nom quản lý. Khi còn sống bố mẹ tôi mong muốn mảnh đất đó sau này để làm từ đường cho ông bà tổ tiên, nhưng gần đây chúng tôi phát hiện anh cả đã tự ý cho thuê đất để làm cửa hàng kinh doanh. Anh chị em trong gia đình rất bức xúc và đã trao đổi với anh cả nhưng anh không nghe và cho rằng đây là đất của anh vì anh là con trưởng. Vậy cho tôi: Anh chị em chúng tôi hỏi tôi yêu cầu chia di sản thừa kế được không?

Trả lời:

- Điều 649 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định thừa kế theo pháp luật như sau: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.

Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

 b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

 d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

- Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

 c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

- Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

-  Khoản 1 Mục III Công văn 01/GĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân Tối cao năm 2016 quy định: Điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 quy định: đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thì “Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này”Như vậy, kể từ ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Tuy nhiên, cần lưu ý quy định tại khoản 2 Điều 688 BLDS năm 2015: “Không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực.

- Khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời điểm mở thừa kế như sau: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

Do bố mẹ bạn qua đời không để lại di chúc nên di sản của bố mẹ để lại được chia cho người thừa kế theo pháp luật. Theo điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như thông tin bạn cung cấp, hiện tại 5 anh chị em của bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản là bằng nhau. Đồng thời, trong trường hợp này thời điểm mở thừa kế là năm 2010, trước ngày 01-01-2017 là ngày Bộ Luật Dân sự 2015 có hiệu lực thì tòa sẽ xác định thời điểm yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Do vậy, anh chị em bạn vẫn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của cha mẹ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Dự thảo văn bản
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay13,349
  • Tháng hiện tại373,593
  • Tháng trước356,589
  • Tổng lượt truy cập4,393,979
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down