Thứ bảy, 21/12/2024, 08:25

Thay đổi họ cho con sang họ mẹ sau khi ly hôn có được không?

Chủ nhật - 28/01/2024 23:00 1.101 0

Cô bạn thân của  tôi đã ly hôn 5 năm  và hiện tại đang nuôi con chung với chồng cũ. Thời gian gần đây, do gặp được người phù hợp nên bạn tôi  có ý định lập gia đình mới.  Bạn tôi  đang muốn đổi họ của con với chồng cũ sang họ của cô ấy thì nghe tin chồng cũ bị ốm nặng đang trong tình trạng nguy kịch. Vậy bạn tôi có thể đổi họ cho con sang họ của cô ấy được không? Trong trường hợp nếu không may chồng cũ của bạn tôi qua đời mà không để lại di chúc thì có làm mất đi quyền thừa kế tài sản của con chung với chồng cũ không? 

Trả lời:

- Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quyền thay đổi họ như sau:

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

- Khoản 1 Điều 7 Nghị định Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau: Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó”.

- Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

          “1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

          a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

          b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Đối chiếu vào quy định trên của pháp luật, thì bạn có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ cho con từ họ của người cha sang họ của người mẹ. Tuy nhiên, việc thay đổi họ cho con của bạn cần phải có sự đồng ý của người cha được thể hiện trong Tờ khai. Như vậy việc thay đổi họ cho con của bạn buộc phải thể hiện rõ sự đồng ý của người cha trong tờ khai xin thay đổi, đó là yêu cầu bắt buộc. Đồng thời, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của một số người thừa kế theo pháp luật, ở hàng thừa kế thứ nhất, Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc gồm: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản. Phần di sản thừa kế bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp những người con này không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Thông cáo báo chí
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay8,427
  • Tháng hiện tại209,723
  • Tháng trước474,973
  • Tổng lượt truy cập7,637,516
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down