Thứ bảy, 12/10/2024, 03:30

Con riêng được hưởng thừa kế?

Chủ nhật - 12/03/2023 22:48 12.529 0

Ba mẹ tôi kết hôn và sinh ra 5 anh chị em chúng tôi. Tuy nhiên, khi bà nội sắp qua đời thì chúng tôi mới biết rằng: trước khi kết hôn với mẹ tôi thì ba tôi đã có 01 người con ngoài giá thú. Tôi muốn biết sau này nếu một trong hai người ba hoặc mẹ mất đi mà người con ngoài giá thú đó đến nhận cha con thì người con ngoài giá thú này có được hưởng quyền thừa kế như 5 người con ruột hay không? Trong trường hợp nếu ba mẹ tôi đã làm di chúc viết khi một trong hai người mất đi thì tài sản thuộc quyền quyết định của người còn lại mà theo tôi được biết thì người còn lại sẽ toàn quyền quyết định số tài sản đó đúng không?  

Trả lời:

- Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc như sau: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

- Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định di sản “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

- Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này

- Điều 654 Bộ luật dân sự 2015 cũng đã quy định về điều này như sau: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.

- Điều 686 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.”

Đối chiếu với quy định của pháp luật, nếu bố của bạn mất đi thì những người được hưởng thừa kế bao gồm: mẹ đẻ của bạn, 5 anh chị em và người con riêng.

- Trường hợp bố bạn mất, có để lại di chúc thì tài sản của bố bạn sẽ được chia theo di chúc. Nếu trong di chúc bố bạn để lại, không chia tài sản cho người con riêng, thì người con riêng kia vẫn có quyền được hưởng phần tài sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật (Điều 644 Bộ luật dân sự 2015). Như vậy, trong trường hợp này có 7 suất thừa kế, bao gồm: 5 anh chị em bạn, mẹ đẻ bạn và người con riêng. Nếu bố bạn di chúc để lại toàn bộ tài sản cho mẹ của bạn, thì 5 anh chị em bạn, người con riêng sẽ được hưởng phần tài sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế, phần tài sản còn lại mẹ bạn được thừa kế.

Trường hợp bố bạn mất đi không để lại di chúc thì tài sản của bố bạn sẽ được chia đều cho vợ và các con. Trong trường hợp này, người con riêng cũng được hưởng thừa kế theo pháp luật.

- Nếu mẹ của bạn mất đi: những người được hưởng thừa kế bao gồm bố bạn và 5 anh em bạn. Trong trường hợp này thì người con riêng không được hưởng tài sản thừa kế do mẹ bạn để lại. Trừ trường hợp nếu mẹ bạn có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng người con riêng như mẹ con thì người con riêng được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Đối với nội dung bạn hỏi “Sau này nếu một trong hai người ba hoặc mẹ mất đi mà người con ngoài giá thú đó đến nhận cha con thì người con ngoài giá thú này có được hưởng quyền thừa kế như 5 đứa con ruột hay không”. Trong Bộ luật dân sự 2015 không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay con ngoài giá thú đối với di sản của cha. Chính vì vậy mà nếu sau này cha bạn mất đi người con đó có đầy đủ những chứng cứ để chứng minh rằng người đó là con của bố bạn với người phụ nữ khác thì người con riêng của bố bạn vẫn được hưởng thừa kế như 5 người con ruột (Điều 654 Bộ luật dân sự 2015).

Còn nếu sau này một trong hai người mất đi mà bố mẹ bạn làm di chúc viết rằng tài sản thuộc toàn quyền quyết định của người còn lại thì có nghĩa là người đó sẽ toàn quyền được quyết định xem số di sản thừa kế đó được chia cho những ai, được dùng vào việc gì và nghĩa vụ thừa kế như thế nào. Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào. Họ có thể là con, cha, mẹ, vợ, chồng… của người thuộc diện thừa kế theo luật dựa trên các quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ huyết thống....Di chúc là thể hiện ý chí cá nhân trong việc định đoạt tài sản của họ trước khi chết vì vậy mà 5 chị em bạn sẽ không có quyền can thiệp vào nội dung của bản di chúc đó. Tuy nhiên theo điều 686 Bộ luật dân sự 2015, trong trường hợp việc chia di chúc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các bạn thì các bạn có thể yêu cầu Tòa án xác định lại phần di sản này và bạn chú ý rằng thời hạn nhất định là không quá 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Thông cáo báo chí
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay11,305
  • Tháng hiện tại207,034
  • Tháng trước495,497
  • Tổng lượt truy cập6,629,871
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down