Thứ bảy, 21/12/2024, 20:19

UBND cấp xã có thẩm quyền xác định cha cho con?

Chủ nhật - 14/11/2021 22:44 781 0

Con gái tôi sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của tôi với anh H và đã được UBND phường Y đăng ký khai sinh. Vừa qua, tôi và anh H đã ly hôn tại Tòa án.

 Sau khi ly hôn tôi cũng đã nói rõ cho anh H biết con gái tôi không phải là con của anh H. Xin hỏi UBND phường Y có thẩm quyền giải quyết việc xác định con gái tôi không phải con đẻ của anh H không? Tôi muốn yêu cầu UBND phường Y sửa lại Giấy khai sinh cho con để Giấy khai sinh của cháu mang tên người bố thực sự là anh T thì hồ sơ, thủ tục giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ  chồng”. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định: “ Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.

Tại khoản 2 Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:" Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.

Như vậy, việc xác định con gái là con của chị với anh T thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chị cư trú. UBND phường Y không có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha cho con trong trường hợp của chị.

Sau khi Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết và xác định anh T là cha đẻ của con gái chị thì Tòa án sẽ có trách nhiệm thông báo đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch cho con gái chị để ghi vào Sổ hộ tịch sự thay đổi về người cha theo quy định tại Điều 30 Luật Hộ tịch, cụ thể như sau:

“Điều 30. Trách nhiệm thông báo khi có sự thay đổi hộ tịch

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này, Tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch; trường hợp nơi đăng ký hộ tịch là Cơ quan đại diện thì thông báo cho Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

2. Trường hợp thay đổi quốc tịch thì việc thông báo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch.”

Căn cứ vào Quyết định đã có hiệu lực của Tòa án về việc xác định anh T là cha đẻ của con gái chị thì UBND phường Y, nơi đã đăng ký khai sinh cho con gái chị sẽ ghi nội dung thay đổi vào Sổ đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 31 của Luật Hộ tịch, cụ thể như sau:

“Điều 31. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Ngay sau khi nhận được thông báo theo quy định tại Điều 30 của Luật này, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi vào Sổ hộ tịch theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Sau khi UBND phường Y ghi nôi dung thay đổi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh, thì chị có quyền yêu cầu UBND phường Y cấp trích lục khai sinh (bản sao) trong đó phần ghi về người cha của con gái chị sẽ mang tên anh T.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Thông cáo báo chí
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay10,188
  • Tháng hiện tại214,582
  • Tháng trước474,973
  • Tổng lượt truy cập7,642,375
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down