1. Hàng hoá tân trang
1.1. Danh mục hàng hóa tân trang: Danh mục hàng hoá tân trang thuộc phạm vi quản lý của các Bộ: Thông tin và Truyền thông; Y tế; Giao thông vận tải; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại các Phụ lục I, II, III, IV, V của Nghị định.
Việc áp dụng cột “Mã hàng” và cột “Mô tả hàng hóa” tại các Phụ lục I, II, II, IV, V của Nghị định này thực hiện theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
1.2. Điều kiện đối với hàng hóa tân trang nhập khẩu
1.2.1. Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có Giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.
b) Đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP.
c) Đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành đang được áp dụng cho hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó, tùy trường hợp cụ thể, có các quy định về: nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hiệu suất năng lượng, an toàn bức xạ, an toàn thông tin mạng, đo lường, bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các quy định khác.
1.2.2. Khi đưa ra lưu thông trên thị trường, trên nhãn gốc hoặc nhãn phụ của hàng hóa tân trang phải thể hiện bằng tiếng Việt cụm từ "Hàng hóa tân trang" ở vị trí và với kích cỡ có thể nhìn thấy và đọc được bằng mắt thường.
2. Mã số tân trang
2.1. Mã số tân trang
2.1.1. Mã số tân trang là mã định danh do Bộ Công Thương cấp cho doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức.
2.1.2. Mã số tân trang được cấp cho doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh được năng lực tân trang, chế độ bảo hành và quyền sử dụng nhãn hiệu theo quy định tại Nghị định này.
2.1.3. Mã số tân trang có thời hạn hiệu lực tối đa là 5 năm kể từ ngày cấp.
2.2. Hồ sơ cấp Mã số tân trang
2.2.1. Doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu (sau đây gọi là doanh nghiệp đề nghị) gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang qua đường bưu điện (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) tới Bộ Công Thương.
2.2.2. Hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính).
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đề nghị hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương (01 bản sao kèm 01 bản dịch tiếng Việt nếu ngôn ngữ sử dụng tại bản sao không phải là tiếng Việt, cả 2 bản được xác thực bởi doanh nghiệp đề nghị).
c) Tài liệu thuyết minh năng lực tân trang, được lập cho từng mã hàng hóa tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi người ký Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang).
d) Tài liệu thuyết minh việc hàng hóa tân trang đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo Hiệp định CPTPP, được lập cho từng mã hàng hóa tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi người ký Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang).
đ) Bản cam kết dành chế độ bảo hành, bảo dưỡng cho hàng hóa tân trang tương tự như chế độ bảo hành, bảo dưỡng dành cho chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng, được lập cho từng mã hàng hóa tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi người ký Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang).
e) Văn bản của chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép hàng hóa tân trang được sử dụng nhãn hiệu của hàng hóa ban đầu hoặc được sử dụng cho hàng hóa mà mình sở hữu nhãn hiệu trong trường hợp hàng hóa tân trang là chi tiết, linh kiện, phụ tùng thay thế (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi đại diện có thẩm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu).
2.3. Yêu cầu đối với tài liệu thuyết minh năng lực tân trang
Tài liệu thuyết minh năng lực tân trang tối thiểu cần:
2.3.1. Thuyết minh rõ ràng và đầy đủ về công nghệ, phương pháp, máy móc, thiết bị, chi tiết, linh kiện, phụ tùng sử dụng trong quy trình tân trang đến mức căn cứ vào thuyết minh này, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể hiểu và đánh giá được kết quả của quá trình tân trang.
2.3.2. Thuyết minh rõ ràng và đầy đủ về quy trình kiểm tra chất lượng để chứng minh rằng hàng hóa tân trang đã được kiểm tra, thử nghiệm một cách khách quan, trung thực và kỹ càng để đạt được thông số kỹ thuật và chất lượng tương đương với thông số kỹ thuật và chất lượng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng. Các chứng chỉ chất lượng kèm theo, nếu có, phải được dịch sang tiếng Việt nếu sử dụng ngôn ngữ không phải tiếng Việt, được xác thực bởi doanh nghiệp đề nghị.
2.3.3. Thuyết minh rõ ràng và đầy đủ về các lý do giúp doanh nghiệp đề nghị tin rằng hàng hóa tân trang có được thời hạn sử dụng tương tự như thời hạn sử dụng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng và thực hiện được toàn bộ các chức năng như chức năng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng, với chất lượng, hiệu quả thực hiện không thay đổi hoặc tương đương.
2.3.4. Thể hiện những lưu ý đặc biệt đối với việc vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, sử dụng và tiêu hủy hàng hóa tân trang nếu những lưu ý này đã được áp dụng cho chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng.
2.3.5. Kèm theo hình ảnh màu của hàng hóa tân trang.
2.4. Yêu cầu đối với tài liệu thuyết minh việc hàng hóa tân trang đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo Hiệp định CPTPP
Tài liệu thuyết minh việc hàng hóa tân trang đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo Hiệp định CPTPP tối thiểu cần:
2.4.1. Trình bày được quy tắc xuất xứ mà Hiệp định CPTPP áp dụng cho loại hàng hóa tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam.
2.4.2. Trình bày được các lý do giúp doanh nghiệp đề nghị tin rằng hàng hóa tân trang đáp ứng được quy tắc xuất xứ nêu tại khoản 1 Điều này.
2.5. Yêu cầu đối với Bản cam kết dành chế độ bảo hành, bảo dưỡng cho hàng hóa tân trang
Bản cam kết dành chế độ bảo hành, bảo dưỡng cho hàng hóa tân trang tối thiểu cần:
2.5.1. Cam kết một cách rõ ràng, đầy đủ về việc dành cho hàng hóa tân trang chế độ bảo hành, bảo dưỡng tương tự như chế độ bảo hành, bảo dưỡng dành cho chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng.
2.5.2. Kèm theo các tài liệu có liên quan để chứng minh cam kết nêu tại khoản 1 Điều này như danh sách các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng hàng hóa tân trang tại Việt Nam kèm theo văn bản chấp thuận nghĩa vụ bảo hành, bảo dưỡng hàng hóa tân trang của từng cơ sở bảo hành, bảo dưỡng (nếu đang áp dụng cho chính hàng hóa đó khi chưa sử dụng); giấy bảo hành, thẻ bảo hành của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng. Tài liệu chứng minh phải được dịch sang tiếng Việt nếu sử dụng ngôn ngữ không phải tiếng Việt, được xác thực bởi doanh nghiệp đề nghị.
2.6. Yêu cầu đối với văn bản của chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép hàng hóa tân trang được sử dụng nhãn hiệu của hàng hóa ban đầu hoặc được sử dụng cho hàng hóa mà mình sở hữu nhãn hiệu
Văn bản của chủ sở hữu nhãn hiệu nêu tại Điều này tối thiểu cần:
2.6.1. Chứng minh được quyền sở hữu nhãn hiệu. Tài liệu chứng minh phải được dịch sang tiếng Việt nếu sử dụng ngôn ngữ không phải tiếng Việt, được xác thực bởi đại diện có thẩm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu.
2.6.2. Thể hiện một cách rõ ràng, đầy đủ và không thể nhầm lẫn về việc chủ sở hữu nhãn hiệu đồng ý cho hàng hóa tân trang trong Đơn đề nghị cấp mã số tân trang và doanh nghiệp đề nghị được phép sử dụng nhãn hiệu của hàng hóa ban đầu, hoặc hàng hóa tân trang được phép sử dụng như là chi tiết, linh kiện, phụ tùng thay thế cho hàng hóa mà mình sở hữu nhãn hiệu nếu hàng hóa tân trang là chi tiết, linh kiện, phụ tùng thay thế.
2.7. Quy trình cấp Mã số tân trang
2.7.1. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) cho doanh nghiệp đề nghị để bổ sung, hoàn thiện.
2.7.2. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị đăng ký danh mục hàng hóa tân trang chỉ thuộc Phụ lục IV Nghị định này, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng quy định, Bộ Công Thương thẩm định hồ sơ và cấp Mã số tân trang cho doanh nghiệp đề nghị. Trường hợp từ chối cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2.7.3. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị đăng ký danh mục hàng hóa tân trang thuộc Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục V Nghị định này, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương gửi hồ sơ tới bộ quản lý chuyên ngành để xin ý kiến thẩm định.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến thẩm định của Bộ Công Thương, bộ quản lý chuyên ngành thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời Bộ Công Thương về việc đồng ý hay không đồng ý cấp Mã số tân trang. Trường hợp không đồng ý cấp Mã số tân trang, bộ quản lý chuyên ngành nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của bộ quản lý chuyên ngành, Bộ Công Thương cấp Mã số tân trang hoặc có văn bản từ chối cấp Mã số, nêu rõ lý do.
2.7.4. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý chuyên ngành yêu cầu doanh nghiệp đề nghị bổ sung thông tin thì khoảng thời gian kể từ khi gửi yêu cầu bổ sung thông tin cho tới khi nhận được thông tin bổ sung hợp lệ không tính vào thời hạn thẩm định hồ sơ.
2.8. Kiểm tra thực tế cơ sở tân trang
2.8.1. Bộ Công Thương và bộ quản lý chuyên ngành có quyền yêu cầu kiểm tra thực tế cơ sở tân trang trước khi cấp Mã số tân trang trong trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của hồ sơ cấp Mã số tân trang hoặc sau khi cấp Mã số tân trang trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hoặc phát hiện doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật.
2.8.2. Yêu cầu kiểm tra thực tế cơ sở tân trang được Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) cho doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang hoặc cho doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang trong trường hợp kiểm tra thực tế cơ sở tân trang sau khi cấp Mã số tân trang.
2.8.3. Bộ yêu cầu kiểm tra thực tế cơ sở tân trang là bộ chủ trì kiểm tra.
2.8.4. Bộ chủ trì kiểm tra và doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang hoặc doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang thống nhất thời gian bắt đầu kiểm tra.
2.8.5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra, bộ chủ trì kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra tới doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang hoặc doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang bằng văn bản (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng). Thông báo này được sao gửi Bộ Công Thương trong trường hợp bộ chủ trì kiểm tra là bộ quản lý chuyên ngành.
2.8.6. Trường hợp việc kiểm tra thực tế diễn ra trước khi cấp Mã số tân trang hoặc trước khi chấp thuận đề nghị sửa đổi, bổ sung thông tin của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang hoặc trước khi chấp thuận đề nghị gia hạn có sửa đổi, bổ sung thông tin của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang thì khoảng thời gian kể từ khi thông báo yêu cầu kiểm tra cho tới khi thông báo kết quả kiểm tra không tính vào thời hạn thẩm định hồ sơ.
2.9. Gia hạn hiệu lực Mã số tân trang
2.9.1. Doanh nghiệp có nhu cầu gia hạn hiệu lực Mã số tân trang gửi Đơn đề nghị gia hạn Mã số tân trang theo mẫu tại Phụ lục VII hoặc Phụ lục VIII Nghị định này tới Bộ Công Thương ít nhất 90 ngày trước ngày Mã số tân trang hết hiệu lực.
2.9.2. Thời hạn xử lý Đơn đề nghị gia hạn Mã số tân trang là không quá 07 ngày làm việc trong trường hợp không sửa đổi, bổ sung thông tin so với Mã số tân trang đã được cấp.
2.9.3. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung thông tin so với Mã số tân trang đã được cấp, doanh nghiệp có nhu cầu gia hạn Mã số tân trang gửi bổ sung các tài liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định này. Quy trình xử lý Đơn đề nghị gia hạn Mã số tân trang trong trường hợp này thực hiện như đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung thông tin của doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 15 Nghị định này.
2.9.4. Mã số tân trang có thời hạn hiệu lực tối đa là 5 năm kể từ ngày Bộ Công Thương chấp thuận đề nghị gia hạn hiệu lực của Mã số tân trang.
2.10. Đình chỉ, thu hồi Mã số tân trang
2.10.1. Bộ Công Thương thu hồi Mã số tân trang trong những trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang cung cấp thông tin không đúng trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình thẩm định và cấp Mã số tân trang.
b) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang không thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin theo quy định trong vòng 30 ngày kể từ ngày Mã số tân trang bị đình chỉ hiệu lực theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
c) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang không duy trì được năng lực tân trang, chế độ bảo hành hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu như đã trình bày tại hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang.
d) Hàng hóa tân trang do doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam vi phạm một cách có hệ thống các quy định nêu tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
đ) Doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang hoặc doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang không hợp tác trong quá trình kiểm tra thực tế cơ sở tân trang hoặc thẩm định lại năng lực của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang.
e) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang hoặc cơ sở bảo hành, bảo dưỡng từ chối việc bảo hành, bảo dưỡng hàng hóa tân trang.
g) Theo đề nghị của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang.
h) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
2.10.2. Trường hợp doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang bị thu hồi Mã số tân trang theo quy định tại điểm a, b, d, đ, h khoản 1 Điều này, Bộ Công Thương không xem xét cấp lại Mã số tân trang cho doanh nghiệp đó.
2.10.3. Bộ Công Thương xem xét đình chỉ tạm thời hiệu lực của Mã số tân trang trong những trường hợp sau:
a) Để phòng ngừa rủi ro không thể khắc phục có thể phát sinh trong quá trình thẩm định lại năng lực của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang hoặc trong quá trình kiểm tra thực tế cơ sở tân trang sau khi đã cấp Mã số tân trang.
b) Hàng hóa tân trang vi phạm lần đầu các quy định nêu tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
c) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang không thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin theo quy định.
2.10.4. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang hết hiệu lực khi Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi.
2.10.5. Trường hợp hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận tải trước ngày Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi theo quy định tại điểm b, c, đ, g khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Nghị định này:
a) Thương nhân nhập khẩu gửi văn bản đề nghị cơ quan cấp giấy phép quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này xem xét, quyết định việc nhập khẩu lô hàng, nêu rõ: lý do xin nhập khẩu hàng hóa khi Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi (gửi kèm các chứng từ chứng minh hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận tải trước ngày Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi; giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang đã được cấp trước đó cho lô hàng).
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của thương nhân nhập khẩu, cơ quan cấp giấy phép xem xét trả lời thương nhân bằng văn bản. Trường hợp không cho phép nhập khẩu, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
2.10.6. Bộ Công Thương thực hiện thông báo cho cơ quan cấp phép và cơ quan hải quan ngay khi có quyết định cấp mới, cấp sửa đổi, bổ sung, đình chỉ, thu hồi Mã số tân trang để đảm bảo công tác quản lý liên quan.
2.10.7. Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo kịp thời đến Bộ Công Thương về trường hợp phát sinh các hành vi vi phạm quy định về điều kiện đối với hàng hóa tân trang nhập khẩu để phối hợp xử lý, xem xét đình chỉ, thu hồi Mã số tân trang.
3. Giấy phép và thủ tục nhập khẩu hàng hoá tân trang
3.1. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang
3.1.1. Hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công tại Phụ lục I, II, III, IV và V Nghị định này (sau đây gọi là cơ quan cấp giấy phép).
3.1.2. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang bao gồm:
a) Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng.
b) Giấy phép nhập khẩu có thời hạn.
3.1.3. Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được cấp cho hàng hóa tân trang trong những lần đầu mà hàng hóa này nhập khẩu vào Việt Nam.
3.1.4. Hàng hóa tân trang cùng tên gọi, cùng kiểu loại, cùng mã hàng và thuộc cùng doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang, sau 03 lần được cấp giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (cho cùng một thương nhân nhập khẩu hoặc cho các thương nhân nhập khẩu khác nhau), sẽ được chuyển sang chế độ giấy phép nhập khẩu có thời hạn.
3.1.5. Cơ quan cấp giấy phép quy định thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu có thời hạn nhưng không ít hơn 12 tháng.
3.1.6. Giấy phép nhập khẩu có thời hạn không hạn chế số lượng hàng hóa tân trang nhập khẩu theo giấy phép trong thời hạn hiệu lực của giấy phép.
3.1.7. Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được áp dụng trở lại khi:
a) Hết thời hạn đình chỉ Mã số tân trang.
b) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang bị thu hồi, sau đó được cấp lại Mã số tân trang.
3.1.8. Với các trường hợp nêu tại khoản 7 Điều này, chỉ chuyển sang chế độ giấy phép nhập khẩu có thời hạn sau ít nhất 10 lần cấp giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (cho cùng một thương nhân nhập khẩu hay cho các thương nhân nhập khẩu khác nhau với cùng một loại hàng hóa tân trang (cùng tên gọi, cùng kiểu loại, cùng mã hàng) và thuộc cùng một doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang).
3.2. Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang
3.2.1. Tùy theo phân công quản lý tại Phụ lục I, II, III, IV và V Nghị định này, thương nhân nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang qua đường bưu điện (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) tới cơ quan cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính).
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (01 bản sao có xác thực của thương nhân).
c) Văn bản của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang xác nhận hàng hóa tân trang nhập khẩu theo Đơn đề nghị của thương nhân là hàng hóa đã được doanh nghiệp này đăng ký khi đề nghị cấp Mã số tân trang (01 bản chính kèm theo bản dịch tiếng Việt nếu ngôn ngữ sử dụng tại bản chính không phải là tiếng Việt, được ký xác thực bởi đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang).
d) Báo cáo tình hình nhập khẩu hàng hóa tân trang theo giấy phép đã được cấp trước đó theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính).
3.2.2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu mới cùng chủng loại với hàng hóa tân trang đang được quản lý nhập khẩu theo hình thức giấy phép hoặc các hình thức khác đòi hỏi phải có sự chấp thuận hoặc ghi nhận của cơ quan quản lý trước khi nhập khẩu, thương nhân phải nộp bổ sung các tài liệu, chứng từ khác mà chế độ quản lý đó quy định, nếu có.
3.3.3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép thông báo bằng văn bản cho thương nhân để bổ sung, hoàn thiện.
3.3.4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang cho thương nhân. Trường hợp không cấp, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3.3.5. Trường hợp hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại với hàng hóa tân trang đang được quản lý nhập khẩu theo hình thức giấy phép hoặc các hình thức khác đòi hỏi phải có sự chấp thuận hoặc ghi nhận của cơ quan quản lý trước khi nhập khẩu và chế độ quản lý đó quy định thời hạn xử lý hồ sơ dài hơn thời hạn nêu tại khoản 4 Điều này thì áp dụng thời hạn theo quy định đó.
3.3. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tân trang
Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, thương nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang nộp hoặc xuất trình cho cơ quan Hải quan các văn bản sau:
3.3.1. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP (nộp hoặc xuất trình theo quy định pháp luật)
3.3.2. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang hoặc văn bản cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang khi Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi (xuất trình bản chính).
3.3.3. Các loại chứng từ, tài liệu cần thiết khác mà pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành quy định áp dụng cho hàng hóa mới cùng chủng loại khi thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu (nộp hoặc xuất trình theo quy định pháp luật).
3.4. Trách nhiệm của thương nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang
3.4.1. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam như đang được áp dụng đối với hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó, tùy theo trường hợp cụ thể, có các quy định về nhãn hàng hóa; điều kiện kinh doanh; chất lượng sản phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hiệu suất năng lượng; an toàn bức xạ; an toàn thông tin mạng; đo lường; bảo vệ môi trường; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quy định pháp luật khác.
3.4.2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ và tài liệu xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền.
3.4.3. Tổ chức làm việc và cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép và các cơ quan liên quan khi cơ quan tiến hành kiểm tra việc thực thi quy định tại Nghị định này.
3.4.4. Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, báo cáo cơ quan cấp giấy phép và Bộ Công Thương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính về tình hình nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP của năm trước đó theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này.
Nghị định số 77/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024./.
1. Hàng hoá tân trang
1.1. Danh mục hàng hóa tân trang: Danh mục hàng hoá tân trang thuộc phạm vi quản lý của các Bộ: Thông tin và Truyền thông; Y tế; Giao thông vận tải; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại các Phụ lục I, II, III, IV, V của Nghị định.
Việc áp dụng cột “Mã hàng” và cột “Mô tả hàng hóa” tại các Phụ lục I, II, II, IV, V của Nghị định này thực hiện theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
1.2. Điều kiện đối với hàng hóa tân trang nhập khẩu
1.2.1. Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có Giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.
b) Đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP.
c) Đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành đang được áp dụng cho hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó, tùy trường hợp cụ thể, có các quy định về: nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hiệu suất năng lượng, an toàn bức xạ, an toàn thông tin mạng, đo lường, bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các quy định khác.
1.2.2. Khi đưa ra lưu thông trên thị trường, trên nhãn gốc hoặc nhãn phụ của hàng hóa tân trang phải thể hiện bằng tiếng Việt cụm từ "Hàng hóa tân trang" ở vị trí và với kích cỡ có thể nhìn thấy và đọc được bằng mắt thường.
2. Mã số tân trang
2.1. Mã số tân trang
2.1.1. Mã số tân trang là mã định danh do Bộ Công Thương cấp cho doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức.
2.1.2. Mã số tân trang được cấp cho doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh được năng lực tân trang, chế độ bảo hành và quyền sử dụng nhãn hiệu theo quy định tại Nghị định này.
2.1.3. Mã số tân trang có thời hạn hiệu lực tối đa là 5 năm kể từ ngày cấp.
2.2. Hồ sơ cấp Mã số tân trang
2.2.1. Doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu (sau đây gọi là doanh nghiệp đề nghị) gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang qua đường bưu điện (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) tới Bộ Công Thương.
2.2.2. Hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính).
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đề nghị hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương (01 bản sao kèm 01 bản dịch tiếng Việt nếu ngôn ngữ sử dụng tại bản sao không phải là tiếng Việt, cả 2 bản được xác thực bởi doanh nghiệp đề nghị).
c) Tài liệu thuyết minh năng lực tân trang, được lập cho từng mã hàng hóa tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi người ký Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang).
d) Tài liệu thuyết minh việc hàng hóa tân trang đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo Hiệp định CPTPP, được lập cho từng mã hàng hóa tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi người ký Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang).
đ) Bản cam kết dành chế độ bảo hành, bảo dưỡng cho hàng hóa tân trang tương tự như chế độ bảo hành, bảo dưỡng dành cho chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng, được lập cho từng mã hàng hóa tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi người ký Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang).
e) Văn bản của chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép hàng hóa tân trang được sử dụng nhãn hiệu của hàng hóa ban đầu hoặc được sử dụng cho hàng hóa mà mình sở hữu nhãn hiệu trong trường hợp hàng hóa tân trang là chi tiết, linh kiện, phụ tùng thay thế (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi đại diện có thẩm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu).
2.3. Yêu cầu đối với tài liệu thuyết minh năng lực tân trang
Tài liệu thuyết minh năng lực tân trang tối thiểu cần:
2.3.1. Thuyết minh rõ ràng và đầy đủ về công nghệ, phương pháp, máy móc, thiết bị, chi tiết, linh kiện, phụ tùng sử dụng trong quy trình tân trang đến mức căn cứ vào thuyết minh này, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể hiểu và đánh giá được kết quả của quá trình tân trang.
2.3.2. Thuyết minh rõ ràng và đầy đủ về quy trình kiểm tra chất lượng để chứng minh rằng hàng hóa tân trang đã được kiểm tra, thử nghiệm một cách khách quan, trung thực và kỹ càng để đạt được thông số kỹ thuật và chất lượng tương đương với thông số kỹ thuật và chất lượng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng. Các chứng chỉ chất lượng kèm theo, nếu có, phải được dịch sang tiếng Việt nếu sử dụng ngôn ngữ không phải tiếng Việt, được xác thực bởi doanh nghiệp đề nghị.
2.3.3. Thuyết minh rõ ràng và đầy đủ về các lý do giúp doanh nghiệp đề nghị tin rằng hàng hóa tân trang có được thời hạn sử dụng tương tự như thời hạn sử dụng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng và thực hiện được toàn bộ các chức năng như chức năng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng, với chất lượng, hiệu quả thực hiện không thay đổi hoặc tương đương.
2.3.4. Thể hiện những lưu ý đặc biệt đối với việc vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, sử dụng và tiêu hủy hàng hóa tân trang nếu những lưu ý này đã được áp dụng cho chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng.
2.3.5. Kèm theo hình ảnh màu của hàng hóa tân trang.
2.4. Yêu cầu đối với tài liệu thuyết minh việc hàng hóa tân trang đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo Hiệp định CPTPP
Tài liệu thuyết minh việc hàng hóa tân trang đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo Hiệp định CPTPP tối thiểu cần:
2.4.1. Trình bày được quy tắc xuất xứ mà Hiệp định CPTPP áp dụng cho loại hàng hóa tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam.
2.4.2. Trình bày được các lý do giúp doanh nghiệp đề nghị tin rằng hàng hóa tân trang đáp ứng được quy tắc xuất xứ nêu tại khoản 1 Điều này.
2.5. Yêu cầu đối với Bản cam kết dành chế độ bảo hành, bảo dưỡng cho hàng hóa tân trang
Bản cam kết dành chế độ bảo hành, bảo dưỡng cho hàng hóa tân trang tối thiểu cần:
2.5.1. Cam kết một cách rõ ràng, đầy đủ về việc dành cho hàng hóa tân trang chế độ bảo hành, bảo dưỡng tương tự như chế độ bảo hành, bảo dưỡng dành cho chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng.
2.5.2. Kèm theo các tài liệu có liên quan để chứng minh cam kết nêu tại khoản 1 Điều này như danh sách các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng hàng hóa tân trang tại Việt Nam kèm theo văn bản chấp thuận nghĩa vụ bảo hành, bảo dưỡng hàng hóa tân trang của từng cơ sở bảo hành, bảo dưỡng (nếu đang áp dụng cho chính hàng hóa đó khi chưa sử dụng); giấy bảo hành, thẻ bảo hành của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng. Tài liệu chứng minh phải được dịch sang tiếng Việt nếu sử dụng ngôn ngữ không phải tiếng Việt, được xác thực bởi doanh nghiệp đề nghị.
2.6. Yêu cầu đối với văn bản của chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép hàng hóa tân trang được sử dụng nhãn hiệu của hàng hóa ban đầu hoặc được sử dụng cho hàng hóa mà mình sở hữu nhãn hiệu
Văn bản của chủ sở hữu nhãn hiệu nêu tại Điều này tối thiểu cần:
2.6.1. Chứng minh được quyền sở hữu nhãn hiệu. Tài liệu chứng minh phải được dịch sang tiếng Việt nếu sử dụng ngôn ngữ không phải tiếng Việt, được xác thực bởi đại diện có thẩm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu.
2.6.2. Thể hiện một cách rõ ràng, đầy đủ và không thể nhầm lẫn về việc chủ sở hữu nhãn hiệu đồng ý cho hàng hóa tân trang trong Đơn đề nghị cấp mã số tân trang và doanh nghiệp đề nghị được phép sử dụng nhãn hiệu của hàng hóa ban đầu, hoặc hàng hóa tân trang được phép sử dụng như là chi tiết, linh kiện, phụ tùng thay thế cho hàng hóa mà mình sở hữu nhãn hiệu nếu hàng hóa tân trang là chi tiết, linh kiện, phụ tùng thay thế.
2.7. Quy trình cấp Mã số tân trang
2.7.1. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) cho doanh nghiệp đề nghị để bổ sung, hoàn thiện.
2.7.2. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị đăng ký danh mục hàng hóa tân trang chỉ thuộc Phụ lục IV Nghị định này, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng quy định, Bộ Công Thương thẩm định hồ sơ và cấp Mã số tân trang cho doanh nghiệp đề nghị. Trường hợp từ chối cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2.7.3. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị đăng ký danh mục hàng hóa tân trang thuộc Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục V Nghị định này, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương gửi hồ sơ tới bộ quản lý chuyên ngành để xin ý kiến thẩm định.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến thẩm định của Bộ Công Thương, bộ quản lý chuyên ngành thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời Bộ Công Thương về việc đồng ý hay không đồng ý cấp Mã số tân trang. Trường hợp không đồng ý cấp Mã số tân trang, bộ quản lý chuyên ngành nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của bộ quản lý chuyên ngành, Bộ Công Thương cấp Mã số tân trang hoặc có văn bản từ chối cấp Mã số, nêu rõ lý do.
2.7.4. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý chuyên ngành yêu cầu doanh nghiệp đề nghị bổ sung thông tin thì khoảng thời gian kể từ khi gửi yêu cầu bổ sung thông tin cho tới khi nhận được thông tin bổ sung hợp lệ không tính vào thời hạn thẩm định hồ sơ.
2.8. Kiểm tra thực tế cơ sở tân trang
2.8.1. Bộ Công Thương và bộ quản lý chuyên ngành có quyền yêu cầu kiểm tra thực tế cơ sở tân trang trước khi cấp Mã số tân trang trong trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của hồ sơ cấp Mã số tân trang hoặc sau khi cấp Mã số tân trang trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hoặc phát hiện doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật.
2.8.2. Yêu cầu kiểm tra thực tế cơ sở tân trang được Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) cho doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang hoặc cho doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang trong trường hợp kiểm tra thực tế cơ sở tân trang sau khi cấp Mã số tân trang.
2.8.3. Bộ yêu cầu kiểm tra thực tế cơ sở tân trang là bộ chủ trì kiểm tra.
2.8.4. Bộ chủ trì kiểm tra và doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang hoặc doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang thống nhất thời gian bắt đầu kiểm tra.
2.8.5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra, bộ chủ trì kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra tới doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang hoặc doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang bằng văn bản (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng). Thông báo này được sao gửi Bộ Công Thương trong trường hợp bộ chủ trì kiểm tra là bộ quản lý chuyên ngành.
2.8.6. Trường hợp việc kiểm tra thực tế diễn ra trước khi cấp Mã số tân trang hoặc trước khi chấp thuận đề nghị sửa đổi, bổ sung thông tin của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang hoặc trước khi chấp thuận đề nghị gia hạn có sửa đổi, bổ sung thông tin của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang thì khoảng thời gian kể từ khi thông báo yêu cầu kiểm tra cho tới khi thông báo kết quả kiểm tra không tính vào thời hạn thẩm định hồ sơ.
2.9. Gia hạn hiệu lực Mã số tân trang
2.9.1. Doanh nghiệp có nhu cầu gia hạn hiệu lực Mã số tân trang gửi Đơn đề nghị gia hạn Mã số tân trang theo mẫu tại Phụ lục VII hoặc Phụ lục VIII Nghị định này tới Bộ Công Thương ít nhất 90 ngày trước ngày Mã số tân trang hết hiệu lực.
2.9.2. Thời hạn xử lý Đơn đề nghị gia hạn Mã số tân trang là không quá 07 ngày làm việc trong trường hợp không sửa đổi, bổ sung thông tin so với Mã số tân trang đã được cấp.
2.9.3. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung thông tin so với Mã số tân trang đã được cấp, doanh nghiệp có nhu cầu gia hạn Mã số tân trang gửi bổ sung các tài liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định này. Quy trình xử lý Đơn đề nghị gia hạn Mã số tân trang trong trường hợp này thực hiện như đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung thông tin của doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 15 Nghị định này.
2.9.4. Mã số tân trang có thời hạn hiệu lực tối đa là 5 năm kể từ ngày Bộ Công Thương chấp thuận đề nghị gia hạn hiệu lực của Mã số tân trang.
2.10. Đình chỉ, thu hồi Mã số tân trang
2.10.1. Bộ Công Thương thu hồi Mã số tân trang trong những trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang cung cấp thông tin không đúng trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình thẩm định và cấp Mã số tân trang.
b) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang không thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin theo quy định trong vòng 30 ngày kể từ ngày Mã số tân trang bị đình chỉ hiệu lực theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
c) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang không duy trì được năng lực tân trang, chế độ bảo hành hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu như đã trình bày tại hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang.
d) Hàng hóa tân trang do doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam vi phạm một cách có hệ thống các quy định nêu tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
đ) Doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang hoặc doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang không hợp tác trong quá trình kiểm tra thực tế cơ sở tân trang hoặc thẩm định lại năng lực của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang.
e) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang hoặc cơ sở bảo hành, bảo dưỡng từ chối việc bảo hành, bảo dưỡng hàng hóa tân trang.
g) Theo đề nghị của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang.
h) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
2.10.2. Trường hợp doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang bị thu hồi Mã số tân trang theo quy định tại điểm a, b, d, đ, h khoản 1 Điều này, Bộ Công Thương không xem xét cấp lại Mã số tân trang cho doanh nghiệp đó.
2.10.3. Bộ Công Thương xem xét đình chỉ tạm thời hiệu lực của Mã số tân trang trong những trường hợp sau:
a) Để phòng ngừa rủi ro không thể khắc phục có thể phát sinh trong quá trình thẩm định lại năng lực của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang hoặc trong quá trình kiểm tra thực tế cơ sở tân trang sau khi đã cấp Mã số tân trang.
b) Hàng hóa tân trang vi phạm lần đầu các quy định nêu tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
c) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang không thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin theo quy định.
2.10.4. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang hết hiệu lực khi Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi.
2.10.5. Trường hợp hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận tải trước ngày Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi theo quy định tại điểm b, c, đ, g khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Nghị định này:
a) Thương nhân nhập khẩu gửi văn bản đề nghị cơ quan cấp giấy phép quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này xem xét, quyết định việc nhập khẩu lô hàng, nêu rõ: lý do xin nhập khẩu hàng hóa khi Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi (gửi kèm các chứng từ chứng minh hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận tải trước ngày Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi; giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang đã được cấp trước đó cho lô hàng).
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của thương nhân nhập khẩu, cơ quan cấp giấy phép xem xét trả lời thương nhân bằng văn bản. Trường hợp không cho phép nhập khẩu, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
2.10.6. Bộ Công Thương thực hiện thông báo cho cơ quan cấp phép và cơ quan hải quan ngay khi có quyết định cấp mới, cấp sửa đổi, bổ sung, đình chỉ, thu hồi Mã số tân trang để đảm bảo công tác quản lý liên quan.
2.10.7. Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo kịp thời đến Bộ Công Thương về trường hợp phát sinh các hành vi vi phạm quy định về điều kiện đối với hàng hóa tân trang nhập khẩu để phối hợp xử lý, xem xét đình chỉ, thu hồi Mã số tân trang.
3. Giấy phép và thủ tục nhập khẩu hàng hoá tân trang
3.1. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang
3.1.1. Hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công tại Phụ lục I, II, III, IV và V Nghị định này (sau đây gọi là cơ quan cấp giấy phép).
3.1.2. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang bao gồm:
a) Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng.
b) Giấy phép nhập khẩu có thời hạn.
3.1.3. Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được cấp cho hàng hóa tân trang trong những lần đầu mà hàng hóa này nhập khẩu vào Việt Nam.
3.1.4. Hàng hóa tân trang cùng tên gọi, cùng kiểu loại, cùng mã hàng và thuộc cùng doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang, sau 03 lần được cấp giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (cho cùng một thương nhân nhập khẩu hoặc cho các thương nhân nhập khẩu khác nhau), sẽ được chuyển sang chế độ giấy phép nhập khẩu có thời hạn.
3.1.5. Cơ quan cấp giấy phép quy định thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu có thời hạn nhưng không ít hơn 12 tháng.
3.1.6. Giấy phép nhập khẩu có thời hạn không hạn chế số lượng hàng hóa tân trang nhập khẩu theo giấy phép trong thời hạn hiệu lực của giấy phép.
3.1.7. Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được áp dụng trở lại khi:
a) Hết thời hạn đình chỉ Mã số tân trang.
b) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang bị thu hồi, sau đó được cấp lại Mã số tân trang.
3.1.8. Với các trường hợp nêu tại khoản 7 Điều này, chỉ chuyển sang chế độ giấy phép nhập khẩu có thời hạn sau ít nhất 10 lần cấp giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (cho cùng một thương nhân nhập khẩu hay cho các thương nhân nhập khẩu khác nhau với cùng một loại hàng hóa tân trang (cùng tên gọi, cùng kiểu loại, cùng mã hàng) và thuộc cùng một doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang).
3.2. Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang
3.2.1. Tùy theo phân công quản lý tại Phụ lục I, II, III, IV và V Nghị định này, thương nhân nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang qua đường bưu điện (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) tới cơ quan cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính).
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (01 bản sao có xác thực của thương nhân).
c) Văn bản của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang xác nhận hàng hóa tân trang nhập khẩu theo Đơn đề nghị của thương nhân là hàng hóa đã được doanh nghiệp này đăng ký khi đề nghị cấp Mã số tân trang (01 bản chính kèm theo bản dịch tiếng Việt nếu ngôn ngữ sử dụng tại bản chính không phải là tiếng Việt, được ký xác thực bởi đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang).
d) Báo cáo tình hình nhập khẩu hàng hóa tân trang theo giấy phép đã được cấp trước đó theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính).
3.2.2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu mới cùng chủng loại với hàng hóa tân trang đang được quản lý nhập khẩu theo hình thức giấy phép hoặc các hình thức khác đòi hỏi phải có sự chấp thuận hoặc ghi nhận của cơ quan quản lý trước khi nhập khẩu, thương nhân phải nộp bổ sung các tài liệu, chứng từ khác mà chế độ quản lý đó quy định, nếu có.
3.3.3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép thông báo bằng văn bản cho thương nhân để bổ sung, hoàn thiện.
3.3.4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang cho thương nhân. Trường hợp không cấp, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3.3.5. Trường hợp hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại với hàng hóa tân trang đang được quản lý nhập khẩu theo hình thức giấy phép hoặc các hình thức khác đòi hỏi phải có sự chấp thuận hoặc ghi nhận của cơ quan quản lý trước khi nhập khẩu và chế độ quản lý đó quy định thời hạn xử lý hồ sơ dài hơn thời hạn nêu tại khoản 4 Điều này thì áp dụng thời hạn theo quy định đó.
3.3. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tân trang
Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, thương nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang nộp hoặc xuất trình cho cơ quan Hải quan các văn bản sau:
3.3.1. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP (nộp hoặc xuất trình theo quy định pháp luật)
3.3.2. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang hoặc văn bản cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang khi Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi (xuất trình bản chính).
3.3.3. Các loại chứng từ, tài liệu cần thiết khác mà pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành quy định áp dụng cho hàng hóa mới cùng chủng loại khi thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu (nộp hoặc xuất trình theo quy định pháp luật).
3.4. Trách nhiệm của thương nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang
3.4.1. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam như đang được áp dụng đối với hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó, tùy theo trường hợp cụ thể, có các quy định về nhãn hàng hóa; điều kiện kinh doanh; chất lượng sản phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hiệu suất năng lượng; an toàn bức xạ; an toàn thông tin mạng; đo lường; bảo vệ môi trường; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quy định pháp luật khác.
3.4.2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ và tài liệu xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền.
3.4.3. Tổ chức làm việc và cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép và các cơ quan liên quan khi cơ quan tiến hành kiểm tra việc thực thi quy định tại Nghị định này.
3.4.4. Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, báo cáo cơ quan cấp giấy phép và Bộ Công Thương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính về tình hình nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP của năm trước đó theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này.
Nghị định số 77/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024./.
1. Hàng hoá tân trang
1.1. Danh mục hàng hóa tân trang: Danh mục hàng hoá tân trang thuộc phạm vi quản lý của các Bộ: Thông tin và Truyền thông; Y tế; Giao thông vận tải; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại các Phụ lục I, II, III, IV, V của Nghị định.
Việc áp dụng cột “Mã hàng” và cột “Mô tả hàng hóa” tại các Phụ lục I, II, II, IV, V của Nghị định này thực hiện theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
1.2. Điều kiện đối với hàng hóa tân trang nhập khẩu
1.2.1. Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có Giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.
b) Đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP.
c) Đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành đang được áp dụng cho hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó, tùy trường hợp cụ thể, có các quy định về: nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hiệu suất năng lượng, an toàn bức xạ, an toàn thông tin mạng, đo lường, bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các quy định khác.
1.2.2. Khi đưa ra lưu thông trên thị trường, trên nhãn gốc hoặc nhãn phụ của hàng hóa tân trang phải thể hiện bằng tiếng Việt cụm từ "Hàng hóa tân trang" ở vị trí và với kích cỡ có thể nhìn thấy và đọc được bằng mắt thường.
2. Mã số tân trang
2.1. Mã số tân trang
2.1.1. Mã số tân trang là mã định danh do Bộ Công Thương cấp cho doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức.
2.1.2. Mã số tân trang được cấp cho doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh được năng lực tân trang, chế độ bảo hành và quyền sử dụng nhãn hiệu theo quy định tại Nghị định này.
2.1.3. Mã số tân trang có thời hạn hiệu lực tối đa là 5 năm kể từ ngày cấp.
2.2. Hồ sơ cấp Mã số tân trang
2.2.1. Doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu (sau đây gọi là doanh nghiệp đề nghị) gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang qua đường bưu điện (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) tới Bộ Công Thương.
2.2.2. Hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính).
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đề nghị hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương (01 bản sao kèm 01 bản dịch tiếng Việt nếu ngôn ngữ sử dụng tại bản sao không phải là tiếng Việt, cả 2 bản được xác thực bởi doanh nghiệp đề nghị).
c) Tài liệu thuyết minh năng lực tân trang, được lập cho từng mã hàng hóa tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi người ký Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang).
d) Tài liệu thuyết minh việc hàng hóa tân trang đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo Hiệp định CPTPP, được lập cho từng mã hàng hóa tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi người ký Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang).
đ) Bản cam kết dành chế độ bảo hành, bảo dưỡng cho hàng hóa tân trang tương tự như chế độ bảo hành, bảo dưỡng dành cho chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng, được lập cho từng mã hàng hóa tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi người ký Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang).
e) Văn bản của chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép hàng hóa tân trang được sử dụng nhãn hiệu của hàng hóa ban đầu hoặc được sử dụng cho hàng hóa mà mình sở hữu nhãn hiệu trong trường hợp hàng hóa tân trang là chi tiết, linh kiện, phụ tùng thay thế (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi đại diện có thẩm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu).
2.3. Yêu cầu đối với tài liệu thuyết minh năng lực tân trang
Tài liệu thuyết minh năng lực tân trang tối thiểu cần:
2.3.1. Thuyết minh rõ ràng và đầy đủ về công nghệ, phương pháp, máy móc, thiết bị, chi tiết, linh kiện, phụ tùng sử dụng trong quy trình tân trang đến mức căn cứ vào thuyết minh này, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể hiểu và đánh giá được kết quả của quá trình tân trang.
2.3.2. Thuyết minh rõ ràng và đầy đủ về quy trình kiểm tra chất lượng để chứng minh rằng hàng hóa tân trang đã được kiểm tra, thử nghiệm một cách khách quan, trung thực và kỹ càng để đạt được thông số kỹ thuật và chất lượng tương đương với thông số kỹ thuật và chất lượng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng. Các chứng chỉ chất lượng kèm theo, nếu có, phải được dịch sang tiếng Việt nếu sử dụng ngôn ngữ không phải tiếng Việt, được xác thực bởi doanh nghiệp đề nghị.
2.3.3. Thuyết minh rõ ràng và đầy đủ về các lý do giúp doanh nghiệp đề nghị tin rằng hàng hóa tân trang có được thời hạn sử dụng tương tự như thời hạn sử dụng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng và thực hiện được toàn bộ các chức năng như chức năng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng, với chất lượng, hiệu quả thực hiện không thay đổi hoặc tương đương.
2.3.4. Thể hiện những lưu ý đặc biệt đối với việc vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, sử dụng và tiêu hủy hàng hóa tân trang nếu những lưu ý này đã được áp dụng cho chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng.
2.3.5. Kèm theo hình ảnh màu của hàng hóa tân trang.
2.4. Yêu cầu đối với tài liệu thuyết minh việc hàng hóa tân trang đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo Hiệp định CPTPP
Tài liệu thuyết minh việc hàng hóa tân trang đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo Hiệp định CPTPP tối thiểu cần:
2.4.1. Trình bày được quy tắc xuất xứ mà Hiệp định CPTPP áp dụng cho loại hàng hóa tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam.
2.4.2. Trình bày được các lý do giúp doanh nghiệp đề nghị tin rằng hàng hóa tân trang đáp ứng được quy tắc xuất xứ nêu tại khoản 1 Điều này.
2.5. Yêu cầu đối với Bản cam kết dành chế độ bảo hành, bảo dưỡng cho hàng hóa tân trang
Bản cam kết dành chế độ bảo hành, bảo dưỡng cho hàng hóa tân trang tối thiểu cần:
2.5.1. Cam kết một cách rõ ràng, đầy đủ về việc dành cho hàng hóa tân trang chế độ bảo hành, bảo dưỡng tương tự như chế độ bảo hành, bảo dưỡng dành cho chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng.
2.5.2. Kèm theo các tài liệu có liên quan để chứng minh cam kết nêu tại khoản 1 Điều này như danh sách các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng hàng hóa tân trang tại Việt Nam kèm theo văn bản chấp thuận nghĩa vụ bảo hành, bảo dưỡng hàng hóa tân trang của từng cơ sở bảo hành, bảo dưỡng (nếu đang áp dụng cho chính hàng hóa đó khi chưa sử dụng); giấy bảo hành, thẻ bảo hành của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng. Tài liệu chứng minh phải được dịch sang tiếng Việt nếu sử dụng ngôn ngữ không phải tiếng Việt, được xác thực bởi doanh nghiệp đề nghị.
2.6. Yêu cầu đối với văn bản của chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép hàng hóa tân trang được sử dụng nhãn hiệu của hàng hóa ban đầu hoặc được sử dụng cho hàng hóa mà mình sở hữu nhãn hiệu
Văn bản của chủ sở hữu nhãn hiệu nêu tại Điều này tối thiểu cần:
2.6.1. Chứng minh được quyền sở hữu nhãn hiệu. Tài liệu chứng minh phải được dịch sang tiếng Việt nếu sử dụng ngôn ngữ không phải tiếng Việt, được xác thực bởi đại diện có thẩm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu.
2.6.2. Thể hiện một cách rõ ràng, đầy đủ và không thể nhầm lẫn về việc chủ sở hữu nhãn hiệu đồng ý cho hàng hóa tân trang trong Đơn đề nghị cấp mã số tân trang và doanh nghiệp đề nghị được phép sử dụng nhãn hiệu của hàng hóa ban đầu, hoặc hàng hóa tân trang được phép sử dụng như là chi tiết, linh kiện, phụ tùng thay thế cho hàng hóa mà mình sở hữu nhãn hiệu nếu hàng hóa tân trang là chi tiết, linh kiện, phụ tùng thay thế.
2.7. Quy trình cấp Mã số tân trang
2.7.1. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) cho doanh nghiệp đề nghị để bổ sung, hoàn thiện.
2.7.2. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị đăng ký danh mục hàng hóa tân trang chỉ thuộc Phụ lục IV Nghị định này, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng quy định, Bộ Công Thương thẩm định hồ sơ và cấp Mã số tân trang cho doanh nghiệp đề nghị. Trường hợp từ chối cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2.7.3. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị đăng ký danh mục hàng hóa tân trang thuộc Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục V Nghị định này, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương gửi hồ sơ tới bộ quản lý chuyên ngành để xin ý kiến thẩm định.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến thẩm định của Bộ Công Thương, bộ quản lý chuyên ngành thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời Bộ Công Thương về việc đồng ý hay không đồng ý cấp Mã số tân trang. Trường hợp không đồng ý cấp Mã số tân trang, bộ quản lý chuyên ngành nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của bộ quản lý chuyên ngành, Bộ Công Thương cấp Mã số tân trang hoặc có văn bản từ chối cấp Mã số, nêu rõ lý do.
2.7.4. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý chuyên ngành yêu cầu doanh nghiệp đề nghị bổ sung thông tin thì khoảng thời gian kể từ khi gửi yêu cầu bổ sung thông tin cho tới khi nhận được thông tin bổ sung hợp lệ không tính vào thời hạn thẩm định hồ sơ.
2.8. Kiểm tra thực tế cơ sở tân trang
2.8.1. Bộ Công Thương và bộ quản lý chuyên ngành có quyền yêu cầu kiểm tra thực tế cơ sở tân trang trước khi cấp Mã số tân trang trong trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của hồ sơ cấp Mã số tân trang hoặc sau khi cấp Mã số tân trang trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hoặc phát hiện doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật.
2.8.2. Yêu cầu kiểm tra thực tế cơ sở tân trang được Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) cho doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang hoặc cho doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang trong trường hợp kiểm tra thực tế cơ sở tân trang sau khi cấp Mã số tân trang.
2.8.3. Bộ yêu cầu kiểm tra thực tế cơ sở tân trang là bộ chủ trì kiểm tra.
2.8.4. Bộ chủ trì kiểm tra và doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang hoặc doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang thống nhất thời gian bắt đầu kiểm tra.
2.8.5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra, bộ chủ trì kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra tới doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang hoặc doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang bằng văn bản (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng). Thông báo này được sao gửi Bộ Công Thương trong trường hợp bộ chủ trì kiểm tra là bộ quản lý chuyên ngành.
2.8.6. Trường hợp việc kiểm tra thực tế diễn ra trước khi cấp Mã số tân trang hoặc trước khi chấp thuận đề nghị sửa đổi, bổ sung thông tin của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang hoặc trước khi chấp thuận đề nghị gia hạn có sửa đổi, bổ sung thông tin của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang thì khoảng thời gian kể từ khi thông báo yêu cầu kiểm tra cho tới khi thông báo kết quả kiểm tra không tính vào thời hạn thẩm định hồ sơ.
2.9. Gia hạn hiệu lực Mã số tân trang
2.9.1. Doanh nghiệp có nhu cầu gia hạn hiệu lực Mã số tân trang gửi Đơn đề nghị gia hạn Mã số tân trang theo mẫu tại Phụ lục VII hoặc Phụ lục VIII Nghị định này tới Bộ Công Thương ít nhất 90 ngày trước ngày Mã số tân trang hết hiệu lực.
2.9.2. Thời hạn xử lý Đơn đề nghị gia hạn Mã số tân trang là không quá 07 ngày làm việc trong trường hợp không sửa đổi, bổ sung thông tin so với Mã số tân trang đã được cấp.
2.9.3. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung thông tin so với Mã số tân trang đã được cấp, doanh nghiệp có nhu cầu gia hạn Mã số tân trang gửi bổ sung các tài liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định này. Quy trình xử lý Đơn đề nghị gia hạn Mã số tân trang trong trường hợp này thực hiện như đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung thông tin của doanh nghiệp đã được cấp Mã số tân trang theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 15 Nghị định này.
2.9.4. Mã số tân trang có thời hạn hiệu lực tối đa là 5 năm kể từ ngày Bộ Công Thương chấp thuận đề nghị gia hạn hiệu lực của Mã số tân trang.
2.10. Đình chỉ, thu hồi Mã số tân trang
2.10.1. Bộ Công Thương thu hồi Mã số tân trang trong những trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang cung cấp thông tin không đúng trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình thẩm định và cấp Mã số tân trang.
b) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang không thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin theo quy định trong vòng 30 ngày kể từ ngày Mã số tân trang bị đình chỉ hiệu lực theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
c) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang không duy trì được năng lực tân trang, chế độ bảo hành hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu như đã trình bày tại hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang.
d) Hàng hóa tân trang do doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam vi phạm một cách có hệ thống các quy định nêu tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
đ) Doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang hoặc doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang không hợp tác trong quá trình kiểm tra thực tế cơ sở tân trang hoặc thẩm định lại năng lực của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang.
e) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang hoặc cơ sở bảo hành, bảo dưỡng từ chối việc bảo hành, bảo dưỡng hàng hóa tân trang.
g) Theo đề nghị của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang.
h) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
2.10.2. Trường hợp doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang bị thu hồi Mã số tân trang theo quy định tại điểm a, b, d, đ, h khoản 1 Điều này, Bộ Công Thương không xem xét cấp lại Mã số tân trang cho doanh nghiệp đó.
2.10.3. Bộ Công Thương xem xét đình chỉ tạm thời hiệu lực của Mã số tân trang trong những trường hợp sau:
a) Để phòng ngừa rủi ro không thể khắc phục có thể phát sinh trong quá trình thẩm định lại năng lực của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang hoặc trong quá trình kiểm tra thực tế cơ sở tân trang sau khi đã cấp Mã số tân trang.
b) Hàng hóa tân trang vi phạm lần đầu các quy định nêu tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
c) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang không thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin theo quy định.
2.10.4. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang hết hiệu lực khi Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi.
2.10.5. Trường hợp hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận tải trước ngày Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi theo quy định tại điểm b, c, đ, g khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Nghị định này:
a) Thương nhân nhập khẩu gửi văn bản đề nghị cơ quan cấp giấy phép quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này xem xét, quyết định việc nhập khẩu lô hàng, nêu rõ: lý do xin nhập khẩu hàng hóa khi Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi (gửi kèm các chứng từ chứng minh hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận tải trước ngày Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi; giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang đã được cấp trước đó cho lô hàng).
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của thương nhân nhập khẩu, cơ quan cấp giấy phép xem xét trả lời thương nhân bằng văn bản. Trường hợp không cho phép nhập khẩu, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
2.10.6. Bộ Công Thương thực hiện thông báo cho cơ quan cấp phép và cơ quan hải quan ngay khi có quyết định cấp mới, cấp sửa đổi, bổ sung, đình chỉ, thu hồi Mã số tân trang để đảm bảo công tác quản lý liên quan.
2.10.7. Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo kịp thời đến Bộ Công Thương về trường hợp phát sinh các hành vi vi phạm quy định về điều kiện đối với hàng hóa tân trang nhập khẩu để phối hợp xử lý, xem xét đình chỉ, thu hồi Mã số tân trang.
3. Giấy phép và thủ tục nhập khẩu hàng hoá tân trang
3.1. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang
3.1.1. Hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công tại Phụ lục I, II, III, IV và V Nghị định này (sau đây gọi là cơ quan cấp giấy phép).
3.1.2. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang bao gồm:
a) Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng.
b) Giấy phép nhập khẩu có thời hạn.
3.1.3. Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được cấp cho hàng hóa tân trang trong những lần đầu mà hàng hóa này nhập khẩu vào Việt Nam.
3.1.4. Hàng hóa tân trang cùng tên gọi, cùng kiểu loại, cùng mã hàng và thuộc cùng doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang, sau 03 lần được cấp giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (cho cùng một thương nhân nhập khẩu hoặc cho các thương nhân nhập khẩu khác nhau), sẽ được chuyển sang chế độ giấy phép nhập khẩu có thời hạn.
3.1.5. Cơ quan cấp giấy phép quy định thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu có thời hạn nhưng không ít hơn 12 tháng.
3.1.6. Giấy phép nhập khẩu có thời hạn không hạn chế số lượng hàng hóa tân trang nhập khẩu theo giấy phép trong thời hạn hiệu lực của giấy phép.
3.1.7. Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được áp dụng trở lại khi:
a) Hết thời hạn đình chỉ Mã số tân trang.
b) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang bị thu hồi, sau đó được cấp lại Mã số tân trang.
3.1.8. Với các trường hợp nêu tại khoản 7 Điều này, chỉ chuyển sang chế độ giấy phép nhập khẩu có thời hạn sau ít nhất 10 lần cấp giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (cho cùng một thương nhân nhập khẩu hay cho các thương nhân nhập khẩu khác nhau với cùng một loại hàng hóa tân trang (cùng tên gọi, cùng kiểu loại, cùng mã hàng) và thuộc cùng một doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang).
3.2. Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang
3.2.1. Tùy theo phân công quản lý tại Phụ lục I, II, III, IV và V Nghị định này, thương nhân nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang qua đường bưu điện (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) tới cơ quan cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính).
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (01 bản sao có xác thực của thương nhân).
c) Văn bản của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang xác nhận hàng hóa tân trang nhập khẩu theo Đơn đề nghị của thương nhân là hàng hóa đã được doanh nghiệp này đăng ký khi đề nghị cấp Mã số tân trang (01 bản chính kèm theo bản dịch tiếng Việt nếu ngôn ngữ sử dụng tại bản chính không phải là tiếng Việt, được ký xác thực bởi đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang).
d) Báo cáo tình hình nhập khẩu hàng hóa tân trang theo giấy phép đã được cấp trước đó theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính).
3.2.2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu mới cùng chủng loại với hàng hóa tân trang đang được quản lý nhập khẩu theo hình thức giấy phép hoặc các hình thức khác đòi hỏi phải có sự chấp thuận hoặc ghi nhận của cơ quan quản lý trước khi nhập khẩu, thương nhân phải nộp bổ sung các tài liệu, chứng từ khác mà chế độ quản lý đó quy định, nếu có.
3.3.3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép thông báo bằng văn bản cho thương nhân để bổ sung, hoàn thiện.
3.3.4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang cho thương nhân. Trường hợp không cấp, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3.3.5. Trường hợp hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại với hàng hóa tân trang đang được quản lý nhập khẩu theo hình thức giấy phép hoặc các hình thức khác đòi hỏi phải có sự chấp thuận hoặc ghi nhận của cơ quan quản lý trước khi nhập khẩu và chế độ quản lý đó quy định thời hạn xử lý hồ sơ dài hơn thời hạn nêu tại khoản 4 Điều này thì áp dụng thời hạn theo quy định đó.
3.3. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tân trang
Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, thương nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang nộp hoặc xuất trình cho cơ quan Hải quan các văn bản sau:
3.3.1. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP (nộp hoặc xuất trình theo quy định pháp luật)
3.3.2. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang hoặc văn bản cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang khi Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi (xuất trình bản chính).
3.3.3. Các loại chứng từ, tài liệu cần thiết khác mà pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành quy định áp dụng cho hàng hóa mới cùng chủng loại khi thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu (nộp hoặc xuất trình theo quy định pháp luật).
3.4. Trách nhiệm của thương nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang
3.4.1. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam như đang được áp dụng đối với hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó, tùy theo trường hợp cụ thể, có các quy định về nhãn hàng hóa; điều kiện kinh doanh; chất lượng sản phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hiệu suất năng lượng; an toàn bức xạ; an toàn thông tin mạng; đo lường; bảo vệ môi trường; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quy định pháp luật khác.
3.4.2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ và tài liệu xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền.
3.4.3. Tổ chức làm việc và cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép và các cơ quan liên quan khi cơ quan tiến hành kiểm tra việc thực thi quy định tại Nghị định này.
3.4.4. Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, báo cáo cơ quan cấp giấy phép và Bộ Công Thương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính về tình hình nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP của năm trước đó theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này.
Nghị định số 77/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024./.
Ý kiến bạn đọc