Chủ nhật, 28/04/2024, 08:05
hoagiaiocoso

Quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống thiên tai

Thứ hai - 27/11/2023 21:35 487 0

Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 quy định:

1. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân

- Hộ gia đình, cá nhân có quyền sau đây:

+ Tiếp cận thông tin về phòng, chống thiên tai do các cơ quan có thẩm quyền ban hành;

+ Tham gia xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương;

+ Tham gia chương trình thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống thiên tai; nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai phù hợp với điều kiện cụ thể;

+ Được hoàn trả vật tư, phương tiện; nhận tiền công lao động khi tham gia ứng phó khẩn cấp thiên tai đối với cộng đồng theo lệnh huy động của người có thẩm quyền;

+ Người tham gia ứng phó thiên tai nếu bị thương, bị chết được xem xét, hưởng chế độ, chính sách như đối với thương binh, liệt sỹ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

+ Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai theo quy định của pháp luật.

- Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ sau đây:

+ Chủ động xây dựng, nâng cấp, bảo vệ công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình bảo đảm an toàn trước thiên tai hoặc di dời đến nơi an toàn; không xây dựng nhà ở hoặc cư trú tại khu vực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai;

+ Thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương;

+ Tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với đặc điểm thiên tai tại địa phương;

+ Chủ động trang bị thiết bị theo khả năng để tiếp nhận bản tin dự báo, cảnh báo và sự chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống thiên tai;

+ Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện theo khả năng để phòng, chống thiên tai;

+ Chủ động dự trữ lương thực, nước uống, vật tư và thiết bị xử lý nước, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch theo khả năng để bảo đảm đời sống khi thiên tai xảy ra phù hợp với đặc thù thiên tai tại địa phương;

+ Chủ phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, trên sông phải trang bị đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị thông tin, tín hiệu phù hợp; phải cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về vị trí, tình trạng của phương tiện đang hoạt động cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi thiên tai xảy ra; khi gặp tàu thuyền khác bị nạn phải kịp thời cứu hộ, tìm kiếm, cứu nạn, trường hợp vượt quá khả năng phải bằng mọi cách thông báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn;

+ Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi thiên tai xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống thiên tai;

+ Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, phương tiện ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm;

+ Chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền;

+ Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong khu vực sinh sống và làm việc sau khi bị tác động của thiên tai;

+ Thông báo đến cơ quan, người có thẩm quyền khi phát hiện sự cố hoặc hành vi gây mất an toàn cho công trình phòng, chống thiên tai và tham gia xử lý sự cố công trình trong khả năng của mình;

+ Cung cấp thông tin về diễn biến thiên tai, thiệt hại do thiên tai cho cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi nhận biết của mình;

+ Cá nhân có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của Chính phủ; chủ động giúp đỡ người bị thiệt hại do thiên tai tại địa phương.
 

2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế

- Tổ chức kinh tế có quyền sau đây:

+ Được trả công lao động, hoàn trả hoặc bồi thường vật tư, phương tiện, trang thiết bị tham gia ứng phó khẩn cấp thiên tai đối với cộng đồng theo lệnh huy động của cơ quan, người có thẩm quyền;

+ Tham gia đầu tư dự án xây dựng công trình phòng, chống thiên tai kết hợp đa mục tiêu theo quy hoạch, kế hoạch của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và được khai thác lợi ích do việc đầu tư mang lại theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức kinh tế có nghĩa vụ sau đây:

+ Chủ động xây dựng, bảo vệ công trình, cơ sở vật chất của mình và tổ chức sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn trước thiên tai;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống thiên tai;

+ Khi đầu tư xây dựng công trình phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trước rủi ro thiên tai; chấp hành quy định về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai;

+ Tham gia chương trình thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống thiên tai; nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai; tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai theo kế hoạch của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương;

+ Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai;

+ Chấp hành lệnh huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó tình huống khẩn cấp;

+ Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong phạm vi quản lý của mình khi bị tác động của thiên tai;

+ Tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai tại địa phương trong khả năng của mình;

+ Đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của Chính phủ.

3. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

- Cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phòng, chống thiên tai có quyền sau đây:

+ Được trả công lao động, hoàn trả hoặc bồi thường vật tư, phương tiện, trang thiết bị tham gia ứng phó khẩn cấp thiên tai theo lệnh huy động của cơ quan, người có thẩm quyền;

+ Tiếp cận thông tin về phòng, chống thiên tai do các cơ quan có thẩm quyền ban hành;

+ Tham gia xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai;

+ Tham gia chương trình thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống thiên tai; nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai phù hợp với điều kiện cụ thể;

+ Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai theo quy định của Luật này.

- Cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phòng, chống thiên tai có nghĩa vụ sau đây:

+ Chủ động xây dựng, bảo vệ công trình, cơ sở vật chất thuộc phạm vi quản lý bảo đảm an toàn trước thiên tai;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống thiên tai;

+ Tuân thủ quyết định huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động ứng phó thiên tai;

+ Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong phạm vi quản lý của mình khi bị tác động của thiên tai.

4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam

- Tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam khi tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai có các quyền được quy định.

- Tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam khi tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai có nghĩa vụ sau đây:

+ Thực hiện nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này;

+ Hoạt động đúng nội dung đã đăng ký theo quy định;

+ Tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Dự thảo văn bản
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay9,544
  • Tháng hiện tại383,465
  • Tháng trước356,589
  • Tổng lượt truy cập4,403,851
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down