Thứ tư, 11/09/2024, 02:06

Hướng dẫn nghiệp vụ

CÁC HÌNH THỨC PBGDPL THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

CÁC HÌNH THỨC PBGDPL THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

  •   22/03/2020 01:55:00 PM
  •   Đã xem: 1316
  •   Phản hồi: 0
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tư vấn pháp luật:

Tư vấn pháp luật là hình thức trợ giúp pháp lý phổ biến, được áp dụng thường xuyên ở tất cả các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

  •   22/03/2020 01:54:00 PM
  •   Đã xem: 5249
  •   Phản hồi: 0
1. Tư vấn pháp luật là gì ?

Hiện nay còn có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về tư vấn pháp luật. Tuy nhiên, từ góc độ lý luận và thực tiễn, tư vấn pháp luật được hiểu là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Hoạt động tư vấn pháp luật không chỉ bao gồm việc chuyển tải nội dung của một điều luật, một văn bản pháp luật, hoặc cung cấp thông tin về những quy định pháp luật có liên quan mà còn là việc sử dụng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm của các chuyên gia pháp luật. Như vậy, người thực hiện tư vấn phải sử dụng lao động trí óc của mình để đưa ra một lời khuyên, giúp khách hàng có một hướng giải quyết đúng đắn.

Đây là cách hiểu phổ biến nhất về “tư vấn pháp luật” và thuật ngữ này thường được sử dụng với ý nghĩa đó trong các văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay.
PHƯƠNG THỨC VÀ KỸ NĂNG THỰC HIỆN LỒNG GHÉP PBGDPL VÀO HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

PHƯƠNG THỨC VÀ KỸ NĂNG THỰC HIỆN LỒNG GHÉP PBGDPL VÀO HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

  •   22/03/2020 01:53:00 PM
  •   Đã xem: 1901
  •   Phản hồi: 0
1. Phương thức lồng ghép

Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn pháp luật sẽ góp phần tăng thêm hiệu quả, ý nghĩa xã hội của hoạt động tư vấn pháp luật. Bởi vì, khi đó tư vấn pháp luật không chỉ phục vụ một người mà là phục vụ nhiều người cùng lúc. Kết quả là một lời khuyên đúng đắn không chỉ được áp dụng trong một trường hợp mà được nhân lên nhiều trường hợp, được sử dụng nhiều lần thay vì một lần. Hơn nữa, đây cũng là một cách thức hữu hiệu để thúc đẩy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển, đa dạng hóa các kênh tuyên truyền pháp luật.
KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VỀ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ

KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VỀ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ

  •   22/03/2020 01:52:00 PM
  •   Đã xem: 962
  •   Phản hồi: 0
1. Khái niệm về phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở Trong cuộc sống hàng ngày, do sự khác biệt về lợi ích kinh tế, quan niệm, nhận thức, lối sống, tính cách… nên việc nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, giữa các hộ gia đình và giữa các cá nhân với nhau trong cộng đồng dân cư là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung đều xuất phát từ những điều rất nhỏ, những người trong cuộc thường không đủ tỉnh táo để kiềm chế, chẳng ai chịu nhường ai nếu không giải quyết kịp thời thì "chuyện bé xé ra to", từ tranh chấp thuần tuý dân sự, kinh tế, có thể trở thành vụ án hình sự, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Những mâu thuẫn, tranh chấp này có thể giải quyết bằng nhiều hình thức (các bên tự thoả thuận, trọng tài, toà án và hoà giải). Song thực tế, người Việt Nam vốn coi trọng tình cảm, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái luôn là nền tảng để giải quyết mọi việc. Nên khi có mâu thuẫn, xích mích xảy ra nhân dân ta đã biết hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp tự thương lượng, điều đình "chín bỏ làm mười", vì " một điều nhịn, chín điều lành"…để giải toả những bất đồng, mâu thuẫn giữa họ. Hoạt động này được gọi là hoà giải ở cơ sở. Ngày nay, mặc dù dưới tác động của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống kinh tế - xã hội của người Việt Nam đang có những biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ song hoạt động hoà giải vẫn tồn tại và ngày càng phát huy.
PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN PBGDPL THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ

PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN PBGDPL THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ

  •   22/03/2020 01:50:00 PM
  •   Đã xem: 867
  •   Phản hồi: 0
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoà giải khác với tuyên truyền miệng về pháp luật ở chỗ chỉ khi nào có vụ việc vi phạm pháp luật hoặc tranh chấp nhỏ xảy ra thì Hoà giải viên mới có lý do để tiến hành hoà giải và kết hợp với việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho các bên tranh chấp và những người có liên quan. Vì vậy, phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở đây là phương thức tác động trực tiếp từ chủ thể giáo dục (Hòa giải viên) đến đối tượng giáo dục (các bên tranh chấp và những người khác) với nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật xác định, gắn liền với từng tranh chấp cụ thể... Do đó, Hòa giải viên có thể lựa chọn phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tương.
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PBGDPL TRONG CÔNG TÁC HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PBGDPL TRONG CÔNG TÁC HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ

  •   21/03/2020 03:37:00 PM
  •   Đã xem: 684
  •   Phản hồi: 0
Trong tình hình hiện nay, việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân ngày càng được coi trọng. Phổ biến, giáo dục pháp luật qua hoạt động hoà giải ở cơ sở là một trong các hình thức tuyên truyền, đơn giản, thiết thực và hiệu quả. Để phát huy vai trò tích cực của loại hình này cần tiến hành các giải pháp sau đây:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN

  •   21/03/2020 03:36:00 PM
  •   Đã xem: 849
  •   Phản hồi: 0
Trong hoạt động tư pháp, xét xử được coi là khâu trung tâm có vai trò quyết định; bởi hoạt động xét xử bao giờ cũng gắn với việc Tòa án nhân danh Nhà nước ra một quyết định, một bản án bảo vệ lợi ích Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; giáo dục công dân tuân thủ pháp luật. Tòa án có thể thực hiện việc giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, nhưng tập trung nhất và quan trọng nhất vẫn là giáo dục qua hoạt động xét xử.
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ

  •   21/03/2020 03:23:00 PM
  •   Đã xem: 1012
  •   Phản hồi: 0
Khác với việc giải quyết vụ án hình sự hay vụ án hành chính, Bộ Luật tố tụng dân sự 2005 quy định, thủ tục hoà giải là thủ tục bắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ việc dân sự (Điều 10). Toà án nói chung, Thẩm phán nói riêng có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đư­ơng sự có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự.
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN

  •   21/03/2020 03:21:00 PM
  •   Đã xem: 1288
  •   Phản hồi: 0
Thẩm phán xét xử các vụ án hình sự, hành chính hay giải quyết các vụ việc dân sự hướng tới mục đích bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do và danh dự nhân phẩm của công dân; giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội, tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện thông qua toàn bộ các bước của một phiên tòa (chủ yếu là ở phiên tòa sơ thẩm).
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA PHIÊN TÒA XÉT XỬ LƯU ĐỘNG

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA PHIÊN TÒA XÉT XỬ LƯU ĐỘNG

  •   21/03/2020 03:19:00 PM
  •   Đã xem: 1040
  •   Phản hồi: 0
Giáo dục pháp luật là một chức năng, nhiệm vụ của Tòa án, hoạt động xét xử  tại phiên tòa là công khai (trừ một số trường hợp do pháp luật quy định phải xử kín). Vì vậy ngoài hội đồng xét xử còn có đông đảo nhân dân theo dõi phiên tòa, nhất cử nhất động của Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa nói riêng, hội đồng xét xử nói chung đều được những người tham gia tố tụng, đương sự của vụ án và những người tham dự phiên tòa quan sát và đánh giá.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL VÀ MỘT SỐ KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL

GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL VÀ MỘT SỐ KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL

  •   21/03/2020 03:07:00 PM
  •   Đã xem: 621
  •   Phản hồi: 0
Ngày 10/3/2018, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Thông tư số 03/2018/TT-BTP quy định Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL; Thông tư gồm 05 chương, 17 Điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018
Tài liệu bồi dưỡng hòa giải viên 03

Tài liệu bồi dưỡng hòa giải viên 03

  •   16/02/2020 04:23:00 AM
  •   Đã xem: 564
  •   Phản hồi: 0
Tài liệu bồi dưỡng hòa giải viên 03
Tài liệu bồi dưỡng hòa giải viên 02

Tài liệu bồi dưỡng hòa giải viên 02

  •   16/02/2020 04:22:00 AM
  •   Đã xem: 608
  •   Phản hồi: 0
Tài liệu bồi dưỡng hòa giải viên 02
Tài liệu bồi dưỡng hòa giải viên 01

Tài liệu bồi dưỡng hòa giải viên 01

  •   16/02/2020 04:19:00 AM
  •   Đã xem: 429
  •   Phản hồi: 0
Tài liệu bồi dưỡng hòa giải viên 01
Hướng dẫn thực hiện đăng ký khai sinh kết hợp cha, mẹ nhận con

Hướng dẫn thực hiện đăng ký khai sinh kết hợp cha, mẹ nhận con

  •   05/02/2020 09:57:00 AM
  •   Đã xem: 662
  •   Phản hồi: 0
Hướng dẫn thực hiện đăng ký khai sinh kết hợp cha, mẹ nhận con
Giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong đăng ký hộ tịch của công dân

Giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong đăng ký hộ tịch của công dân

  •   05/02/2020 09:54:00 AM
  •   Đã xem: 596
  •   Phản hồi: 0
Ngày 13/6/2019 Sở Tư pháp Lai Châu nhận được Công văn số 439/UBNDTP ngày 30/5/2019 của Ủy ban nhân dân huyện Phong Thổ về việc xin ý kiến giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong đăng ký hộ tịch của công dân.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down