Thứ hai, 20/01/2025, 21:11

Một số kết quả nổi bật sau 05 năm thực hiện Chương trình phối hợp về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở giữa Tòa án Nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp giai đoạn 2019-2023 trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Thứ sáu - 18/08/2023 04:58 915 0
Ngay sau khi Chương trình phối hợp số 162/CTPH-TANDTC-BTP ngày 08/4/2019 về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở giữa Tòa án Nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp giai đoạn 2019-2023, Sở Tư pháp đã phối hợp với Tòa án Nhân dân tỉnh Lai Châu ký kết và ban hành Chương trình phối hợp số 672/CTPH-TAND-STP về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở giai đoạn 2019 -2023 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.Trên cơ sở Chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp với Tòa án Nhân dân tỉnh Lai Châu, phòng Tư pháp và Tòa án Nhân dân các huyện,thành phố đã ban hành Chương trình phối hợp, hiện có 5/8 huyện, thành phố ban hành Chương trình phối hợp ở cấp huyện. Theo đó, trong thời gian qua, công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã được 02 ngành phối hợp triển khai thực hiện đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Kết quả đạt được trong việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Thứ nhất là đối với nội dung phối hợp tổ  chức  hội  nghị,  hội  thảo,  tọa  đàm  trao  đổi,  chia  sẻ  kinh nghiệm, tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho đội ngũhòa giải viên; giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động hòa giải
Công tác tổ chức bồi dưỡng tập huấn, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải ở cơ sở được hai ngành quan tâm thực hiện theo đó Sở Tư phápphối hợp với các địa phương tổ chức 8 hội nghị tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ Tư pháp cho gần 800 lượt công chức Tư pháp –Hộ tịch cấp xã; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị triển khai văn bản luật mới, các chính sách của Trung ương, của tỉnh có liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp cho hơn 1000 lượt báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, công chức pháp chế, công chức kiêm nhiệm công tác pháp chế tại các sở, ngành, hòa giải viên ở cơ sở; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; ngoài ra các địa phương cũng chủ động tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở với những nội dung như: Bồi dưỡng chuyên môn về Hộ tịch, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở; tổ chức hội nghị tập huấn triển khai các văn bản pháp luật mới; tập huấn chuyển giao, ứng dụng các phần mềm trong quản lý công việc như phần mềm Hộ tịch, phần mềm công chứng....
Thứ hai là nội dung phối hợp trong tổ chức thực hiện Ngày pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (09/11/): Ngay sau khi Luật phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông  qua,  tại Điều 8 có quy định  lấy  ngày 09/11  hằng năm là “Ngày  Pháp  luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh  Hiến  pháp,  pháp  luật,  giáo  dục  ý  thức thượng  tôn  pháp  luật  cho  mọi người trong  xã  hội.  Thực  hiện  Luật phổ biến,  giáo  dục  pháp  luật, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban  nhân  dân tỉnh  ban hành văn bản  chỉ đạo  các  sở, ngành, địa phương trong  tỉnh tổ chức hưởng ứng  Ngày  pháp  luật  và  triển  khai  thực  hiện  nghiêm  túc Luật phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo thống nhất, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Trên cơ sở  kếhoạch của tỉnh, các ngành, đơn vị và địa phương trong tỉnh đã chủ động lựa chọn các hình thức phổ biến, giáo dục  pháp  luật phong  phú,  phù  hợp tình  hình  thực  tiễn như: Tuyên  truyền  miệng; thông qua các Cuộc thi tìm hiểu pháp luật; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật; thông qua các phiên toà xét xử lưu động; thông qua hoạt động khai thác tủ sách pháp luật...
Thứ ba là Phối hợp trong việc xây dựng mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở
Tòa án Nhân dân hai cấp đã quan tâm trong việc xây dựng mô hình điểm về hòa giải, trong giai đoạn 2019-2023 đã có 01 đơn vị được Bằng khen của Chánh án Tòa  án Nhân dân tối cao về có thành tích trong công tác triển khai thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, 09 đồng chí hoà giải viên được Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh tặng Giấy khen đã thành tích xuất sắc trong công tác hoà giải tại Toà án. Tòa án Nhân dân hai cấp đã phát động và tổ chức phong trào thi đua, chỉ đạo các bộ phận chuyên môn của Tòa án hai cấp đăng ký 02 mô hình dân vận khéo: “Dân vận khéo trong công tác giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhânvà gia đình”; “Dân vận khéo trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo”tạo ra khí thế sôi nổi, hăng say trong công tác, từ đó nâng cao hiệu quả chất lượng công việc chuyên môn, nghiệp vụ, các kết quả giải quyết các vụ việc nhận được sự đồng thuận của quần chúng Nhân dân.Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở”giai đoạn 2019-2022 trên địa bàn tỉnh Lai Châu, đã có 5 tập thể, 15 cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở”giai đoạn 2019-2022 trên địa bàn tỉnh Lai Châu, trong đó có 02 Tổ trưởng tổ hòa giải của huyện Mường Tè, Phong Thổ được tặng Bằng khen.
Kết quả phối hợp phổ biến về công tác hòa giải ở cơ sở
Xác định việc triển khai nhiệm vụ hòa giải ở cơ sở theo Luật Hòa giải ở cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của ngành Tư pháp và Tòa án Nhân dân tỉnh, vì thế hằng năm Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai công tác hòa giải ở cơ sở và giao các sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ chủ động triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả cụ thể: Hằng năm chỉ đạo phòng Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên rà soát để củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên cơ sở, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5173 hòa giải viên cơ sở. Trong giai đoạn 2019-2023 các tổ hòa giải ở cơ sở đã tiếp nhận và hòa giải 5124 vụ việc,  trong đó hòa giải thành 4258 vụ việc, tỷ lệ hòa giải thành đạt 83%. Cácvụ việc hòa giải việc chủ yếu là mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình về quan niệm sống, lối sống, vụ việc tranh chấp nhỏ giữa các cá nhân trong cộng đồng dân cư, trong đó chủ yếu là các lĩnh vực hôn nhân gia đình, đất đai, quan hệ dân sự nhỏ...Đối với các vụ việc vượt quá quyền hạn, đã hướng dẫn các đối tượng đề nghị cơ quan chức năng giải quyết. Công tác hòa giải thành ở cơ sở đã góp phần quan trọng trong giải quyết mâu thuẫn ngay tại cơ sở, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp phát sinh điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn.Với chức năng là cơ quan xét xử, đối với các vụ án dân sự, hôn nhângia đình, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính, Tòa án Nhân dân hai cấp đã chủ động cử các thẩm phán có bề dày kinh nghiệm giải quyết các vụ án, do đó chất lượng hòa giải được nâng lên.Thực hiện Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án,Tòa án Nhân dân hai cấp đã tổ chức lựa chọn các hòa giải viên có kinh nghiệm để hòa giải, đối thoại các vụ án hôn nhângia đình, dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động: Từ ngày 01/01/2021 đến 30/6/2023, các hòa giải viên đã hòa giải thành theo Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án 315 vụ việc; Hòa giải đối thoại theo tố tụng: 2.567 vụ việc; chỉ đạo, hướng dẫn Tòa án Nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện quy định về việc công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên; giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động hòa giải;phối hợp trong việc xây dựng mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở; phát hiện, thông tin, biểu dương cácTòa án, Thẩm phán, Hòa giải viên ở cơ sở, Tổ hòa giải có số vụ việc hòa giải thành cao, hòa giải thành nhiều vụ việc phức tạp, vụ việc có giá trị tài sản lớn, liên quan đến nhiều người... để tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến; xây dựng các tài liệu: nghiệp vụ về hòa giải; giới thiệu các vụ việc mẫu và cách xử lý; hướng dẫn cho hòa giải viên về trình tự, thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án...
Có thể nói trong 05 năm qua, các nhiệm vụ, hoạt động trong Chương trình phối hợp đã được Sở Tư pháp và Tòa án nhân dân tỉnh triển khai thực hiện đảm bảo; bám sát nội dung hoạt động PBGDPL, hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh hằng năm. Các hoạt động phối hợp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phù hợp với điều kiện, nguồn lực của Sở Tư pháp và Tòa án nhân dân tỉnh. Thông qua các nội dung, hình thức hoạt động PBGDPL, hòa giải ở cơ sở đã góp phần nâng cao ý thức  pháp luật của cán bộ, nhân dân góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down