Thứ hai, 20/01/2025, 23:21

Một số kết quả nổi bật sau 05 năm thực hiện Chương trình phối hợp số 2727/CTPH-BTP-HLGVN ngày 25/7/2018 về thực hiện công tác giữa Bộ Tư pháp và Hội Luật gia Việt Nam giai đoạn 2018-2023

Thứ sáu - 22/09/2023 05:24 615 0
Ngay sau khi Chương trình phối hợp số 2727/CTPH-BTP-HLGVN ngày 25/7/2018 về thực hiện công tácgiữa Bộ Tư pháp và Hội Luật gia Việt Nam giai đoạn 2018-2023 ban hành, Sở Tư pháp đã phối hợp với Hội Luật gia tỉnh ký Chương trình phối hợp số 599/CTPH-STP-HLG ngày 29/8/2018 về thực hiện công tác giữa Sở Tư pháp và Hội Luật gia tỉnh Lai Châu giai đoạn 2018-2023.Theo đó, trong thời gian qua, công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã được 02 ngành phối hợp triển khai thực hiện đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Thứ nhất, Công tác xây dựng pháp luật.
Sở Tư pháp đã thực hiện góp ý, thẩm định 100% văn bản do các Sở, ban, ngành gửi đến, kịp thời phát hiện những quy định không đúng thẩm quyền hoặc chưa phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, hạn chế được việc ban hành các văn bản chỉ sao chép lại các quy định tại các VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, từng bước tham gia ý kiến đánh giá về tính khả thi của dự thảo. Các ý kiến thẩm định đã được cơ quan soạn thảo nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu chỉnh sửa để hoàn chỉnh lại dựthảo trước khi trình UBND tỉnh.
Giai đoạn 2018 -2023, Tỉnh hội đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các cấp hội tham gia góp ý vào các dự thảo Luật và chú trọng nâng cao chất lượng góp ý, do vậy hầu hết các dự thảo Luật được Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền chuyển đến,đều được Hội Luật gia tham gia đóng góp nhiều ý kiến chất lượng vào các Dự án luật của Quốc hộicũng như các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh.
Thứ hai,công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở.
Thường xuyên tập trung chỉ đạo, hướng dẫn việc lựa chọn nội dung, hình thức và biện pháp PBGDPL phù hợp với đối tượng, địa bàn, đặc thù của từng ngành nhằm phổ biến sâu rộng Hiến pháp, các Luật, pháp lệnh mới ban hành và các văn bản  pháp  luật  liên  quan  trực  tiếp đến lĩnh vực  quản lý nhà nước  theo nhiệm  vụ,  quyền  hạn  của  mỗi  bên. Từng bước đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL để có hiệu quả như: tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn; biên soạn các loại tài liệu ngắn gọn, dễ dọc, dễ nhớ để phát cho nhân  dân; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật... Kết hợp chặt chẽ giữa PBGDPL với hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý để kịp thời tháo gỡ những thắc mắc về pháp luật. Tập trung tuyên truyền các văn bản có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quản lý nhà nước theo nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên, liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp, trọng tâm là các lĩnh vực pháp luật như hình sự, dân sự, đất đai, xây dựng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại...và các lĩnh vực khác được dư luận quan tâm cần định hướng dư luận xã hội. Hội  Luật  gia  tỉnh đã phối  hợp  với  Sở Tư pháp, chính quyền  các  huyện trong  tỉnh  tổ chức  tốt  công  tác PBGDPL cho  nhân  dân  các  thôn  bản vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới với nhiều hình thức phong phú, được chính quyền cơ sở và nhân dân nhiệt tình ủng hộ.
Trong 05 năm, toàn tỉnh đã tổ chức được 45 hội nghị, lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hòa giải cho 3.420 lượt hòa giải viên. UBNDcác huyện, thành phố đã tổ chức được trên 2.000 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật với trên 90.000 lượt đại biểu tham dự gồm: Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; trưởng thôn, bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận, các chi hội đoàn thể, hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng... Sở Tư pháp phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức 14 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luậtvề hòa giải tại cấp huyện với hơn 1.200 lượt người tham dự. Nội dung triển khai tại các hội nghị đều gắn chuyên đềtuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở.Qua đó góp phần xây dựng đội ngũ hoà giải viên có trình độ, có kiến thức pháp luật và có uy tín xã hội thực hiện hiệu quả công tác hoà giải ở cơ sở.Hằng năm,chỉ đạo phòng Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên rà soát để củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên cơ sở, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 957 tổ hòa giải ở cơ sở với 5.215 hòa giải viên.
Trong giai đoạn 2018 -2023 các tổ hòa giải ở cơ sở đã tiếp nhận và hòa giải 6.523 vụ việc,  trong đó hòa giải thành 5.674vụ việc, tỷ lệ hòa giải thành đạt 86%. Các vụ việc hòa giải việc chủ yếu là mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình về quan niệm sống, lối sống, vụ việc tranh chấp nhỏ giữa các cá nhân trong cộng đồng dân cư, trong đó chủ yếu là các lĩnh vực hôn nhân gia đình, đất đai, quan hệ dân sự nhỏ...Đối với các vụ việc vượt quá quyền hạn, đã hướng dẫn các đối tượng đề nghị cơ quan chức năng giải quyết. Công tác hòa giải thành ở cơ sở đã góp phần quan trọng trong giải quyết mâu thuẫn ngay tại cơ sở, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp phát sinh điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn.
Thứ ba là phối hợp trong tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý
Công tác trợ giúp pháp pháp lý thường được thực hiện dưới các hình thức:tư vấn pháp luật trực tiếp; tư vấn pháp luật thông qua hoạt động truyền thông; tư vấn qua điện thoại; cử luật sư, trợ giúp viên pháp lý đại diện bào chữa; kiến nghị... Thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý cho phụ nữ là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý; thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý cho phụ nữ thuộc diện được trợ giúp pháp lý; lồng ghép truyền thông về trợ giúp pháp lý cho phụ nữ là người được trợ giúp pháp lý ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; cung cấp mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý đến các cấp Hội, thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý; thực hiện tư vấn pháp luật cho phụ nữ tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.Trong 05 năm qua, Hội Luật gia các cấp trong tỉnh đã tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý 3.735 vụ việc với 2.367 lượt người; tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại 1.983 vụ việc cho 2.083 lượt người; hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân 2.350 vụ việc cho 2.670 lượt người chủ yếu các vấn đề hôn nhân gia đình, đất đai, chế độ chính sách, đền bù giải phóng mặt bằng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất...
 Thứ tư là mô hình hiệu quả trong thực hiện lồng ghép, hỗ trợ phát huy vai trò, huy động đội ngũ hội viên Hội Luật gia
 Hội Luật gia tỉnh đã tiến hành đồng bộ các giải pháp về củng cố kiện toàn tổ chức cán bộ, xây dựng và triển khai có nền nếp chương trình, kế hoạch PBGDPL.
Các cấp Hội Luật gia đã đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện “Ngày Pháp luật” tại các cơ quan, đơn vị và địa bàn; tổ chức các cuộc tuyên truyền lưu động, tập huấn văn bản; tuyên truyền trên các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thanh, truyền hình (bằng cả tiếng Việt và tiếng dân tộc) đưa nội dung tuyên truyền vào các chương trình văn nghệ, cổ động; biên soạn và phát hành bản tin pháp luật, tờ rơi, tờ gấp, sổ tay pháp luật, chuyên đề pháp luật về phòng chống tội phạm; xây dựng tủ sách pháp luật, tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật...
Có thể nói,Sau 05 năm triển khai thực hiện, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể về vai trò, tầm quan trọng trong hoạt động phối hợp PBGDPL và hòa giải ở cơ sở của Hội Luật gia tỉnh và ngành Tư pháp đã được nâng lên; các cấp, các ngành đã xác định rõ công  tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài để góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân,tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down