Thứ bảy, 21/12/2024, 06:51

Xúc phạm danh dự trẻ em bị xử lý thế nào?

Chủ nhật - 19/06/2022 23:58 842 0
Con gái tôi hiện 12 tuổi. Thời kỳ học online, cháu thường đạt điểm cao nhưng khi học trực tiếp thì do chưa quen cách học lại sau thời gian nghỉ dài cháu thỉnh thoảng bị điểm thấp. Kỳ thi học kỳ II vừa qua, cháu đạt điểm thấp nhất lớp.

Cháu bị các bạn cùng lớp miệt thị nói rằng kết quả thi tại kỳ học online của cháu chắc là do quay cóp, chép nên mới đạt điểm cao. Cháu đã bị các bạn chế giễu rất nhiều lần, thậm chí cả trên mạng chát zalo của nhóm làm cháu xấu hổ, khóc lóc, tự nhốt mình trong nhà mấy ngày nay. Tôi xin hỏi hành vi các bạn cháu có phải là hành vi Xúc phạm danh dự không? Pháp luật quy định xử lý đối với xúc phạm danh dự như thế nào?

Trả lời:

Tại khoản 1 Điều 4 Luật Trẻ em quy định như sau: “ Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Tại khoản 5 Điều 6 Luật Trẻ em quy định nghiêm cấm hành vi: “ Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác”.

Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 thì các cá nhân đều có quyền được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín:

“Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ

 

Hiện nay, pháp luật chưa có khái niệm cụ thể thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Tuy nhiên có thể hiểu xúc phạm danh dự nhân phẩm là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu, miệt thị đế nhục mạ nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác. Như vậy, các bạn của cháu có hành vi miệt thị chế giễu nhiều lần, cả trên mạng xã hội (mạng zalo) nói rằng kết quả thi tại kỳ học online của cọn bạn chắc là do quay cóp, chép nên mới đạt điểm cao được xem là hành vi xúc phạm danh dự của cháu. Hành vi này là hành vi nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

 

Tại Điều 35, 36, 37 Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 ban hành điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường Trung học phổ thông có nhiều cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quyền học sinh được tôn trọng, bảo vệ, về hành vi ứng xử của của học sinh phù hợp với đạo đức, học sinh không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự của học sinh khác.

Điều 35. Quyền của học sinh

1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.

3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

5. Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Hành vi ứng xử, trang phục của học sinh

1. Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.

2. Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Tùy điều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường nhất trí.

Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Vì các bạn của cháu cùng học với cháu còn đang nhỏ 12 tuổi nên chúng ta không nên đưa ra vấn đề trách nhiệm pháp lý đối với các cháu. Bạn có thể phản ánh với cô giáo và nhà trường để giải quyết sự việc trên và động viên cháu để cháu ổn định tâm lý.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Thông cáo báo chí
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay7,572
  • Tháng hiện tại208,868
  • Tháng trước474,973
  • Tổng lượt truy cập7,636,661
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down