Thứ năm, 19/12/2024, 17:49

Những đóng góp của Dự án EU JULE trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Thứ ba - 14/05/2024 05:21 286 0
Lai Châu là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam. Tiếp giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc và 4 tỉnh của Việt Nam gồm Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 9.068,78 km², đứng thứ 10 trong 63 tỉnh, thành cả nước. Hiện nay, Lai Châu có 08 huyện, thị; 108 xã, phường, thị trấn. Cộng đồng dân cư trong tỉnh khoảng 470 nghìn người bao gồm có 20 dân tộc.
Là một tỉnh có đến 85% đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống nên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác hòa giải cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật hòa giải ở cơ sở, trong những năm qua, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Toàn tỉnh Lai Châu hiện nay có 70 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 527 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 1.634 tuyên truyền viên pháp luật ở cấp xã.  Có 957 Tổ hòa giải ở cơ sở được thành lập với 5.172 hòa giải viên.
Trong năm 3 năm (từ năm 2022 đến năm 2024), các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh đã tiến hành tiếp nhận hòa giải 1.320 vụ việc, trong đó hòa giải thành được hơn 1.000 vụ việc (đạt 80%). Hoạt động hoà giải ở cơ sở góp phần duy trì, củng cố sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn góp phần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Công  tác phổ biến giáo dục pháp luật cũng đạt nhiều kết quả tích cực: Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành công tổ chức thành công 7 hội nghị trực tuyến tuyên truyền phổ biến các Luật mới và các đề án quan trọng của Thủ tướng Chính phủ cho hơn 13.000 đại biểu tham dự từ điểm cầu tỉnh tới điểm cầu các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền được hơn 7.000 cuộc cho hơn 505.000 lượt người, biên soạn phát hành hơn 320.000 tài liệu PBGDPL gồm sách, báo, sổ tay pháp luật, tờ rơi, tờ gấp, đề cương tuyên truyền...thuộc các lĩnh vực khác nhau, liên quan trực tiếp đến cán bộ, người dân. Tổ chức thành công Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lai Châu” năm 2023 thu hút 72.047 lượt theo dõi vào website Cuộc thi, với 30.467 lượt dự thi.
Trong khuôn khổ dự án Tăng cường hệ thống pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ, Các năm (2022, 2023, 2024) Sở Tư pháp Lai Châu đã phối hợp với Bộ Tư pháp (MOJ) và UNDP tổ chức:
- 03 lớp tập huấn “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật”
- 02 lớp tập huấn “ Đảm bảo bình đẳng giới trong hoạt động hòa giải ở cơ sở “dành cho hòa giải viên và tập huấn viên.
Qua khóa tập huấn, các học viên đã được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật, như: Kỹ năng tổ chức tập huấn theo phương pháp tích cực, lấy người học làm trung tâm; Áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức tập huấn; Kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù; Áp dụng kiến thức này vào quá trình thực hiện nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật và bồi dưỡng kỹ năng tập huấn theo phương pháp tăng cường sự tham gia của người học để đội ngũ này trực tiếp phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân. Trang bị cho báo cáo viên pháp luật của tỉnh Lai Châu những kiến thức cơ bản về Kỹ năng tuyên truyền miệng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
 Hiệu quả từ các lớp tập huấn do dự án Tăng cường hệ thống pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE) mang lại là: Báo cáo viên pháp luật tỉnh Lai Châu chủ động, tự tin khi thực hiện nhiệm vụ trong thực tiễn; Giúp báo cáo viên pháp luật tỉnh Lai Châu tiến hành các thao tác xây dựng đề cương và tiến hành bài tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật một cách khoa học, hiệu quả, sau khi được trang bị kiến thức và hướng dẫn thực hành một số thao tác cụ thể, các học viên đã nhận biết đầy đủ về những việc phải làm khi xây dựng đề cương và tiến hành bài tuyên truyền miệng khi thực hiện phổ biến pháp luật bằng kênh trực tiếp; biết ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thu thập thông tin bằng khảo sát trực tuyến, tổ chức trò chơi trực tuyến.
Ngoài các kiến thức pháp luật về hòa giải ở cơ sở, các học viên còn nắm  được kiến thức về giới, bình đẳng giới, định kiến giới, nhạy cảm giới trong hòa giải ở cơ sở và các phương pháp, kỹ năng tổ chức lớp tập huấn, để họ có thể tập huấn lại cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện và hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Có thể khẳng định,  những kết quả tích cực khi thực hiện Dự án EU JULE trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã góp phần nâng cao hiệu quả Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác hòa giải ở cơ sở; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đồng thời góp phần ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, góp phần phát triển vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được từ việc triển khai Dự án EU JULE, Sở Tư pháp với vai trò là đơn vị tham gia thực hiện Dự án xin đưa ra một số đề xuất cho các dự án hợp tác với EU (nếu có) trong thời gian tới như sau:
1. Đề nghị Bộ Tư pháp, Vụ hợp tác Quốc tế phối hợp với các dự án hợp tác với EU quan tâm, tạo điều kiện để tỉnh Lai Châu có cơ hội tham gia hoạt động dự án, qua đó năng cao năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác pháp luật trên địa bàn góp phần ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, góp phần phát triển vào phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Đặc biệt hiện nay, tại tỉnh Lai Châu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thông trong đồng bào dân tộc thiểu số còn phổ biến, cần được sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ Tư pháp và Dự án EU.
2. Tiếp tục chú trọng nâng cao năng lực cho đơn vị thực hiện dự án thông qua việc tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo chia sẻ thông tin pháp luật, kinh nghiệm thực hiện dự án; đồng thời tăng cường sự giám sát, hỗ trợ của đơn vị quản lý dự án và các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo việc thực hiện dự án được hiệu quả, đúng pháp luật.
3. Tiếp tục kế thừa và triển khai nhân rộng Bộ tài liệu (nâng cao kỹ năng phổ biến pháp luật, bình đẳng giới trong hoạt động hòa giải ở cơ sở, đối thoại tại tòa án cho hòa giải viên, xây dựng Sổ tay nghiệp vụ…) đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa chương trình, nội dung, tài liệu bồi dưỡng làm cơ sở để Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương tham khảo, áp dụng trong quá trình tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý, góp phần nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên đáp ứng yêu cầu đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Tổ chức bình chọn, khen thưởng các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt các hoạt động của Dự án, đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật, tư pháp trong bối cảnh hiện nay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down