Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, điều hành giá và bình ổn giá trên địa bàn tỉnh trong những tháng cuối năm 2021
Thứ ba - 17/08/2021 22:414860
Ngày 18 tháng 8 năm 2021, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành công văn số 2511/UBND- KTN về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý, điều hành giá và bình ổn giá trên địa bàn tỉnh trong những tháng cuối năm 2021
Dịch Covid-19 đang có diễn biến vô cùng phức tạp trên thế giới và trong nước; giá một số mặt hàng thiết yếu như nguyên, nhiên, vật liệu có xu hướng tăng tác động tới đời sống kinh tế - xã hội; để đảm bảo sự ổn định hàng hoá và giá cả hàng hoá trên địa bàn.Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành tỉnhcó liên quan, UBND các huyện và thành phố thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý, điều hành giá,bình ổn giá và thực hiện một số nhiệm vụ sau: 1. Sở Tài chính -Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn (Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Xây dựng,Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...) theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường,nhất là đối với nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa thiết yếu là đầu vào cho sản xuất; vật tư y tếp hòng dịch, sản phẩm nông nghiệp; giá cước vận tải,... trên địa bàn tỉnh để kịp thời tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp bình ổn giá thị trường phù hợp. - Hướng dẫn các doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sựnghiệp công; chủ động có kế hoạch hoặc lồng ghép vào các kế hoạch nhiệm vụ chuyên môn để tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, xử ý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. -Phối hợp với các ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá thuộc thẩm quyền của địa phương để kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các nội dung còn vướng mắc, chống chéo không phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành giá trên địa bàn tỉnh. -Phối hợp với SởThông tin và Truyền thông, Báo Lai Châu tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, thông tin kịp thời vềtình hình giá cả thị trường; công khai, minh bạch thông tin về giá,nhất là đối với nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa thiết yếu là đầu vào cho sản xuất, vật tư y tế phòng dịch, sản phẩm nông nghiệp; giá cước vận tải...để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, tránh các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả thị trường, đời sống người dân. 2. Sở Công Thương-Theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong dịp lễ, tết, mùa mưa lũ và phòng chống dịch bệnh để chủ động phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp lễ, tết, mùa mưa lũ và trong trường hợp dịch bệnh bùng phát. - Phối hợp Cục Quản lý thị trường và các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm; xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Chủ động theo dõi cập nhật giá cảthịtrường các mặt hàng nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh, thông tin thịtrường các mặt hàng nông lâm thủy sản trongnước và thế giới đăng trên Trang Thông tin điện tử của Sở. Thường xuyên kiểm tra việc niêm yết giá và chấp hành các quy định của pháp luật về giá đối với các mặt hàng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất. - Chủ động, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp phân phối với các nhà cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường; phối hợp với các địa phương trong nước tổ chức hoặc tham gia các Chương trình kết nối cung cầu nhằm giới thiệu các sản phẩm lương thực, thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương, tạo nguồn hàng sẵn sàng phục vụ Nhân dân. -Theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng lương thực, thực phẩm cho thị trường, chủ động đề xuất phương án bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụcác mặt hàng nông sản có sản lượng lớn vào vụthu hoạch, ưu tiên hoạt động sơ chế, chếbiến, bảo quản, dự trữnông sản đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn phòng, chống dịch bệnh. 4. SởGiao thông vận tải -Tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận văn bản kê khai giá cước của các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh thực hiện kê khai, niêm yết giá cước theo quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính. -Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. 5. SởY tế -Tiếp tục tăng cường tuyên truyền các doanh nghiệp, hộkinh doanh thực hiện bán đúng giá, không om hàng đẩy giá đối với khẩu trang y tế, hóa chất sát khuẩn, dung dịch sát khuẩn rửa tay các loại, xà phòng rửa tay... -Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềgiá, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩmtrong lĩnh vực y tế; xửlý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. 6. SởXây dựng Chủđộng tiếnhành rà soát, nắm bắt diễn biến vềgiá đối với mặt hàng vật liệu xâydựng; kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh,không đểcác đối tượng lợi dụng đẩy giá, tănggiá gây bất ổn; chủđộng thammưu UBND tỉnh có biện pháp bình ổn thịtrường bất động sản, giá vật liệu xây dựng. 7. SởThông tin và Truyền thôngPhối hợp với các cơ quan chức năngđểtuyên truyền, thông tin kịp thời vềtình hình giá cảthịtrường; công khai, minh bạch thông tin vềgiá, nhất là đối với nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa thiết yếu là đầu vào cho sản xuất; vật tư y tếphòng dịch, sản phẩm nông nghiệp; giá cước vận tải,... 8. Cục Quản lý thị trườngTăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trongcông tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát các đường biên, lối mở để hạn chế hàng hóa phục vụ phòng, chống dịch bệnh lưu thông qua biên giới; đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, phòng chống tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức; khen thưởng, động viên kịp thời đối với tập thể, cá nhâncó thành tích trong thực thi nhiệm vụ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 9. UBND các huyện, thành phố Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được phân cấp, tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban liên quan tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát giá theo đúng quy định của pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm. Phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng của Tỉnh thực hiện tốt các chỉ đạo của UBND tỉnh vềcông tác quản lý, điều hành giá và bình ổn giá.