Thứ ba, 16/04/2024, 16:52
hoagiaiocoso

Hòa giải cơ sở - “cầu nối” đưa pháp luật đến với người dân

Thứ sáu - 13/08/2021 04:04 430 0
Hòa giải ở cơ sở là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam, là hoạt động mang tính tự nguyện, tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Hoạt động hòa giải ở cơ sở về bản chất là hướng dẫn, giúp đỡ thông qua việc thuyết phục, vận động các bên đi đến thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vì vậy hòa giải ở cơ sở đã khẳng định vai trò to lớn, ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và nhân dân, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Hòa giải cơ sở - “cầu nối” đưa pháp luật đến với người dân
Việc triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên đại bàn tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả nhất định; hòa giải ở cơ sở không ngừng được củng cố về tổ chức, đội ngũ, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 958 tổ hoà giải với trên 5.221 tổ viên; Trong 6 tháng đầu năm 2021 các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận giải quyết 631 vụ việc, hòa giải thành 527 vụ việc (đạt 83,5%). Kết quả thực hiện công tác hòa giải đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội địa phương. 
Để đạt được kết quả đó, hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, tạo điều kiện tốt cho tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở được kiện toàn và phát triển, cụ thể: Sở Tư pháp đã trực tiếp tổ chức nhiều khóa tập huấn nghiệp vụ cho hòa giải viên; Biên soạn, hỗ trợ tài liệu pháp luật, tài liệu nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở dưới dạng sách, đề cương, tờ gấp....
Cùng với dòng chảy thời gian, hoạt động hòa giải ở cơ sở ngày càng khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa nhân văn sâu sắc của mình. Bên cạnh những giá trị vật chất xác định được thì hòa giải ở cơ sở còn mang lại những giá trị vô giá, là những niềm vui, niềm hạnh phúc của mọi người, mọi nhà trong tình cảm gia đình, xóm giềng gần gũi, phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, tin tưởng rằng nhất định công tác hòa giài ở cơ sở trong thời gian tới sẽ gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ hơn nữa.  
TA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down