Thứ năm, 18/04/2024, 23:31
hoagiaiocoso

Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông bị xử phạt như thế nào?

Thứ năm - 01/12/2022 20:51 312 0

Tình hình giao thông hiện đang diễn ra khá phức tạp, hằng ngày khi lưu thông trên đường có thể bắt gặp những vụ tai nạn giao thông. Thường khi xảy ra tai nạn giao thông, hầu hết mọi người có mặt đều hết sức tập trung để cứu giúp kịp thời người bị nạn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có trường hợp thấy người bị nạn nhưng đã lướt qua hoặc bỏ mặc người bị nạn. Vậy cho tôi hỏi, đối với trường hợp cá nhân có điều kiện nhưng không cứu giúp người bị tai nạn giao thông thì bị xử lý như thế nào? 

Trả lời:

- Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trách nhiệm của cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông như sau:

“Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.

1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

a) Bảo vệ hiện trường;

b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này”.

Khoản 18 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

“7. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;

b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ”.

Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:

Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, khi xảy ra tai nạn giao thông thì các cá nhân cần phải có trách nhiệm theo quy định khoản 1, 2, 3 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ. Theo đó quy định người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn. Trường hợp, nếu người nào có hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông là vi phạm pháp luật. Nếu một cá nhân không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tổ chức không cứu giúp người bị nạn bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Trường hợp, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Phạm tội thuộc những trường hợp khác theo quy định nêu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với khung hình phạt tương ứng. Như vậy, nếu cá nhân có điều kiện nhưng không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng dẫn đến hậu quả người đó chết thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt được quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Dự thảo văn bản
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay11,640
  • Tháng hiện tại227,073
  • Tháng trước356,589
  • Tổng lượt truy cập4,247,459
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down