Thứ bảy, 21/12/2024, 08:17

Pháp luật quy định về việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên

Thứ tư - 28/12/2022 03:38 1.940 0
Do không tin tưởng vào con trai là anh T và con dâu nên bà Th muốn di chúc để lại mảnh đất của tổ tiên để lại cho cháu nội mình là cháu H. Năm 2012, bà lập di chúc (có công chứng tại văn phòng công chứng X) để lại mảnh đất trên cho cháu H - 5 tuổi. Năm 2014, bà Th chết. Hiện nay cháu H đang bị bệnh tim, cần tiền để chữa trị. Anh T muốn bán 1 phần của mảnh đất để lo viện phí nhưng các anh em họ hàng không đồng ý. Bác trưởng họ bảo bà Th cho cháu H chứ không cho anh T nên anh T không có quyền bán mảnh đất này.
Vậy, vợ chồng anh T có quyền bán một phần mảnh đất nói trên để lấy tiền chữa bệnh cho con không?
Trả lời:
Có thể thấy, quyền sử dụng đối với mảnh đất trên là tài sản riêng của cháu H vì được thừa kế riêng từ bà nội - bà Th.
 Theo quy định tại Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Do cháu H chưa thành niên (cháu H mới 8 tuổi) nên bố mẹ cháu - vợ chồng anh T là người đại diện đương nhiên của cháu.
 Tại khoản 1, khoản 2 Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như sau:
1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ”.
Việc định đoạt mảnh đất thuộc quyền của cháu H và người đại diện của cháu mà ở đây là vợ chồng anh T, anh chị em họ hàng và bác trưởng họ của anh T không có quyền can thiệp hay ngăn cấm việc bán một phần thửa đất này. Đặc biệt là khi việc bán một phần mảnh đất để chữa bệnh cho cháu là hoàn toàn chính đáng, phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Do đó, vợ chồng anh T hoàn toàn có quyền bán một phần mảnh đất để lấy tiền chữa bệnh cho cháu H.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Thông cáo báo chí
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay8,380
  • Tháng hiện tại209,676
  • Tháng trước474,973
  • Tổng lượt truy cập7,637,469
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down