Thứ tư, 11/09/2024, 03:22

Chuyện cô Thơm cấy lúa vụ mùa

Thứ tư - 05/04/2023 10:07 306 0

Chuẩn bị đến cấy lúa vụ Mùa, cô Thơm chiều nay sang nhà bà Hiền trao đổi xem tình hình thế nào, vừa vào nhà cô Liệu liền lên tiếng.

- Tình hình là năm nay lúa vụ Xuân được mùa, cây lúa tốt, tôi lại tiếp tục đốt gốc dạ bà ạ để chuẩn bị cho cấy lúa vụ mùa.

- Bà hay thật, đã bảo đừng làm thế mà.

- Có bận gì đâu, bà bảo nó tiện trăm đường nhé, nào là mình chỉ gặt lấy ngọn, còn phần thân và gốc phơi độ 10 hôm là nó khô, lúc đó đốt làm phân luôn, không mất công cắt gốc Dạ.

- Nhưng mà bà biết không, đốt rơm rạ không ổn, làm khói bụi mịt mù, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.

- Ôi bà cứ lo, đến lúc ấy người ta đi đường khác biết.

Đang tranh luận thì bà Xuân, hàng xóm liền hớt hả chạy đến nói chuyện.

- Hai bà còn ngồi ở đây à, tình hình là làng mình vừa có chuyện xảy ra đó.

- Chuyện gì vậy bà?

- Tôi vừa nghe thằng Hoàn con tôi nó bảo, anh Chiến còn bà Chiển bị ngã xe do đi qua đoạn đường nhân dân đốt rơm kinh quá, khói bụ mịt mù đó, thấy bảo cũng bị xây sát nhẹ.

- Thế à, anh ấy đi cẩn thận lắm mà!

- Thì vẫn cẩn thận, nhưng chỗ đó thấy bảo nhân dân ở cánh đồng đó đốt rơm kinh quá nên là nguyên nhân không nhìn thấy rõ, nên hai xe va chạm nhẹ vào nhau.

- Đấy, tôi vừa bào cô Liệu là đừng đốt rơm, nhưng cô ấy chưa nghe

- Thế à, để tôi nói với bà Liệu nhé. Khi đốt rơm rạ sẽ sinh ra khí CO, CO2, NO2, SO2, H2O, và hàng trăm hợp chất khác có hại cho sức khỏe con người... Hơn nữa, khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, làm người ta ho, hắt hơi, lợm giọng, buồn nôn, thở khò khè, hoặc có cảm giác ngạt thở...Bản thân chính người đốt rơm cũng bị ảnh hưởng đó, sức khỏe bị ảnh hưởng, người đi qua bị ảnh hưởng... Thứ hai như bà đã biết rồi đó, việc đốt rơm rạ kiểu gì cũng ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của nhiều người, bà biết kiểu gì rất nhiều người không đồng ý với việc làm của bà. Còn thành phố Hà Nội cũng đã có giải pháp cho việc này rồi, đó là tiếp tục hỗ trợ nông dân sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ thành phân bón. Đồng thời các địa phương, doanh nghiệp cũng cần nỗ lực nhân rộng những mô hình sử dụng rơm rạ hiệu quả, hữu ích để thuyết phục nông dân tham gia. Khi rơm rạ được sử dụng hiệu quả, tình trạng đốt rơm trên đồng sẽ được xử lý triệt để. Hành vi đốt rơm rạ cạnh khu vực dân cư, các tuyến giao thông chính còn là hành vi vi phạm pháp luật

- Bá nói thế thì em mới hiểu rõ, khi đốt cũng thấy mọi người không vui, nhưng thành thói quen, ngày trước làm cứ được nên cứ làm như vậy. Cái này em sẽ lưu ý, tích trữ rơm để bán cho các trang trại thêm thu nhập, nhờ hỗ trợ của nhà nước sau thu hoạch xử lý gốc dạ ạ.

- Ừ, cô hiểu là tốt rồi, thôi chị em mình sang xem anh Chiến thế nào?

- Vâng, sang xem thế nào, đi đường mịt mù không va chạm mới lạ chứ!

- Ừ, mong cho anh ấy qua loa là chính.

Tại Điều 41 Nghị định số  45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định như sau

Điều 41. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

1. Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kiểm kê, báo cáo và quản lý thông tin về hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy định; sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sai quy định và gây ô nhiễm môi trường.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc đánh giá và kiểm soát hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y theo quy định.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép và gây ô nhiễm môi trường.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hóa chất, vật liệu chứa hóa chất nguy hại không đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, khắc phục sự cố môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại các khoản 2 và 4 Điều này gây ra.

Lưu ý: mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cò cùng hành vi vi phạm.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản QPPL Lai Châu
Tiếp cận thông tin
PBGDPL nước ngoài
Thông cáo báo chí
Chuyển đổi số
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay10,336
  • Tháng hiện tại160,413
  • Tháng trước395,163
  • Tổng lượt truy cập6,087,753
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down